Chuyển đến nội dung chính

Chìa khóa dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng

Bệnh nhân ung thư luôn đối mặt với tình trạng suy giảm sức khỏe do tế bào ung thư tàn phá cơ thể, do tác dụng không mong muốn của hóa chất, tia xạ. Chính vì vậy xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng là chìa khóa tăng cường sức khỏe cho người bệnh chống chịu với bệnh tật, phục hồi sức khỏe.

chia-khoa-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-vom-hong

Dinh dưỡng đúng cách giúp tăng sức khỏe chống ung bướu

Dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng quan trọng thế nào?

Bệnh nhân ung thư vòm họng gặp nhiều khó khăn trong ăn uống hơn những người ung thư khác. Người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, sưng họng, khô miệng và xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón dẫn đến chán ăn, mệt mỏi và suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khối u vùng họng tiến triển gây chèn ép cơ quan lân cận và các phương pháp điều trị như hóa xạ trị gây tổn thương các tế bào lành của cơ thể.

Suy kiệt sức khỏe do thiếu hụt dinh dưỡng là tình trạng thường gặp của bệnh nhân ung bướu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sụt cân ở bệnh nhân ung thư làm gia tăng tỷ lệ tử vong và giảm đáp ứng với điều trị. Do đó, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho người ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng là điều quan trọng không thể thiếu.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ung thư còn nuốt được thì nên ăn đồ mềm (cháo, súp) ngay từ khi phát hiện bệnh nhằm tránh tổn thương khối u và các tổ chức mô xung quanh. Trong trường hợp khó nuốt hoặc chán ăn, ăn không tiêu, người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn nhiều nhất có thể và ăn bất kỳ khi nào cảm thấy muốn ăn.

chia-khoa-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-vom-hong-2

Người ung thư vòm họng nên ăn món mềm, lỏng, dễ nuốt

Trong trường hợp khối u vòm họng phát triển lớn và chèn ép gây khó nuốt hoặc cơ thể bị tổn thương do hóa xạ trị, bác sĩ sẽ chỉ định mở thông dạ dày để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể tránh tình trạng suy kiệt sức khỏe, sụt cân mất kiểm soát. Khi bệnh nhân bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng hãy xin lời khuyên của chuyên gia trong thiết lập lại chế độ ăn khoa học và cân bằng cho người bệnh.

Các chuyên gia khuyên người bệnh ung thư dạ dày nên ăn các loại rau củ quả non bằng cách xay nhỏ, chế biến thành cháo, súp giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, phục hồi nhanh thể trạng. Người ung thư vòm họng nên bổ sung nguồn tinh bột thông qua cháo loãng, súp hoặc bột ngũ cốc tiện lợi sử dụng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Ngoài ra nguồn protein từ cá, thịt, trứng, sữa…được chế biến lỏng, mềm cũng không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh.

Người ung thư vòm họng cần tránh gì?

Đồ uống có ga, chất kích thích

Rượu bia, các đồ uống ngọt có ga hoặc nước có chứa chất kích thích là loại đồ uống mà người ung thư vòm họng cần tránh. Những thực phẩm này có thể gây kích ứng, gây viêm và tổn thương niêm mạc họng của bạn. Bên cạnh đó, sau điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị, niêm mạc miệng và họng có thể gặp tình trạng đau, rát do đó người bệnh nên hạn nước trái cây có lượng axit cao như nước ép cam, cà chua, nước chanh…

Thực phẩm chua, cay, nóng

Thực phẩm cay, nóng hoặc vị chua có thể làm tăng tổn thương niêm mạc vùng miệng, họng của người ung thư vòm họng, do đó trong chế độ ăn bạn nên tránh các gia vị tiêu, ớt, chanh…

Ăn quá nhiều đường

Theo các nhà khoa học, việc tiêu thụ nhiều đường làm tăng nồng độ insulin trong máu, tạo điều kiện cho ung thư vòm họng phát triển và lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể. Do đó bạn nên giảm đường trong các món ăn, điều này giúp bạn kiểm soát ung bướu của mình tốt hơn.

chia-khoa-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-vom-hong-3

Đường có thể làm ung thư phát triển và tăng nguy cơ di căn

Thuốc lá

Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng khả năng mắc ung thư vòm họng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất độc trong khói thuốc lá làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bạn và tăng nguy cơ tử vong do ung bướu. Do đó, việc bỏ thuốc lá là điều quan trọng hàng đầu trong kiểm soát bệnh ung thư vòm họng.

Thiếu dinh dưỡng, suy kiệt sức khỏe gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm giảm hiệu quả của điều trị ung bướu. Các chuyên gia khuyên người ung thư vòm họng nên xây dựng một chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng kết hợp bổ sung BG PLUS mỗi ngày giúp phục hồi thể trạng, giảm tác phụ của hóa xạ trị và tăng cường hiệu quả điều trị ung bướu.



source https://bccpharma.com.vn/chia-khoa-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-vom-hong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.  Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.  Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có th

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn