Chuyển đến nội dung chính

Chống lại ung thư vòm họng giai đoạn cuối bằng cách nào?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tổn hại sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, ứng dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, người ung thư vòm họng giai đoạn cuối có thể kiểm soát tốt bệnh, giảm đau đớn và kéo dài sự sống.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối gây nhiều tổn hại sức khỏe

Khi khối u tiến triển lớn, người bệnh có thể thấy biểu hiện đau nửa đầu, cơn đau xảy ra theo từng cơn và ngày càng thường xuyên hơn. Các cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội, dung thuốc giảm đau mà không thuyên giảm đáng kể.

chong-ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Khối u vòm họng có thể gây ra tình trạng rối loạn thị giác, biểu hiện ù tai, nghe kém, một số trường hợp người bệnh mất thính lực. Ngoài ra, tai có biểu hiện sưng viêm có mủ, mồ hôi khó chịu và nhiều tổn thương khó phục hồi. Bên cạnh tổn thương tai, người ung thư vòm họng giai đoạn cuối có biểu hiện viêm mũi, chảy nhiều nhầy kèm máu, mủ và nhiều tổ chức bị hoại tử.

Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối có triệu chứng nổi hạch, thường gặp nhất là hạch cổ và hạch góc hàm. Ban đầu các hạch nhỏ, không đau sau đó các hạch phát triển lớn gây đau, chảy mủ, chèn ép các tổ chức, thậm chí hình thành các ổ hoại tử. Mặt khác, các khối u hoặc hạch có kích thước lớn gây chèn ép và tổn thương dây thần kinh, dẫn đến lác mắt, liệt cơ, tê bì nửa mặt…

Biến chứng nguy hiểm nhất của ung thư vòm họng giai đoạn cuối là hiện tượng di căn. Khối u ác tính có thể di căn tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như hệ bạch huyết, phổi, gan, não… gây tổn thương đa tạng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị suy kiệt đáng kể về sức khỏe và việc kiểm soát bệnh và phục hồi sức khỏe gặp nhiều khó khăn.

Cách chăm sóc người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Ở những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra liệu pháp điều trị hợp lý cho người bệnh. Tuy nhiên ở giai đoạn này, mục tiêu điều trị không phải chữa khỏi bệnh mà là kiểm soát tốt bệnh và điều trị giảm nhẹ bệnh. Bên cạnh đó, người ung thư vòm họng giai đoạn cuối cần được chăm sóc đúng cách để cải thiện chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp bệnh nhân củng cố sức khỏe, tăng sức chịu đựng với bệnh tật. Ở những người ung thư vòm họng giai đoạn cuối, chế độ ăn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và cân bằng các nhóm chất. Các món ăn nên được chế biến mềm, lỏng, dễ nuốt, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp người bệnh dễ hấp thu thức ăn. Bên cạnh đó, người ung thư nên tránh các đồ chiên rán, đồ hộp chế biến sẵn và không tiêu thụ rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích.

chong-ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi-2

Dinh dưỡng đúng giúp phục hồi thể trạng cho người ung thư vòm họng

Động viên tinh thần

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối khiến bệnh nhân lo lắng, suy nghĩ tiêu cực thậm chí trầm cảm. Do đó, hãy lắng nghe chia sẻ của người bệnh, động viên tinh thần, khích lệ bệnh nhân kiên trì điều trị chống lại bệnh tật. Ngoài ra, có thể khuyên bệnh nhân tham gia các câu lạc bộ có ích, thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc thực hiện những sở thích cá nhân như nghe nhạc, nấu ăn, điều này cũng giúp ích trong giải tỏa căng thẳng, củng cố tinh thần cho người bệnh.

Điều trị hợp lý

Đối với người ung thư vòm họng giai đoạn cuối việc tuân thủ điều trị bệnh là điều quan trọng. Các liệu pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hoặc phương pháp miễn dịch có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh và làm chậm sự tiến triển của tế bào ung bướu. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật, giảm tình trạng chèn ép của khối u. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê một số thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng đau, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…của người bệnh.

BG PLUS – Củng cố sức khỏe, tăng cường chiến đấu với bệnh tật

BG PLUS là kết quả nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Văn Năm kết hợp với các nhà khoa học hàng đầu Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. BG PLUS được công nhận như là một liệu pháp miễn dịch tự thân trong tăng cường sức đề kháng, củng cố sức khỏe cho người ung bướu. Đối với người ung thư vòm họng giai đoạn cuối, BG PLUS giúp ức chế sự tiến triển của tế bào ung bướu đồng thời phục hồi thể trạng, tăng sức chiến đấu với bệnh tật.

Sản phẩm BG PLUS là sự kết hợp của beta glucan, Đông trùng hạ thảo và nano curcumin cùng nhiều vitamin nhóm B, C, từ đó hệ miễn dịch của người bệnh được tăng cường để chống chịu với mầm bệnh. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng bổ sung BG PLUS mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, phục hồi nhanh cơ thể sau ốm bệnh, đồng thời giúp giảm các tác dụng phụ do hóa xạ trị ung bướu.

bg-plus-nang-cao-suc-khoe-cho-nguoi-ung-thu

BG PLUS – Nâng cao sức khỏe cho người ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Đối mặt với ung thư vòm họng giai đoạn cuối, người bệnh chịu không ít ảnh hưởng về thể chất và tâm lý. Tuy nhiên chính tinh thần lạc quan và sự chăm sóc, sẻ chia của người thân trong gia đình là động lực to lớn giúp người bệnh vượt qua bệnh tật, sống khỏe với ung bướu. Hãy liên hệ 0936.057.556 để gặp chuyên gia tư vấn nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc truy cập www.bccpharma.com.vn để tìm hiểu về BG PLUS – Hỗ trợ điều trị ung thư vượt trội.



source https://bccpharma.com.vn/chong-lai-ung-thu-vom-hong-giai-doan-cuoi-bang-cach-nao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.  Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.  Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có th

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn