Chuyển đến nội dung chính

Người mắc ung thư cổ tử cung có thể mang thai không?

Bằng ứng dụng các phương pháp hiện đại, tiên tiến trong điều trị bệnh, ung thư cổ tử cung có nhiều hy vọng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể gây tác động tới cơ thể của người bệnh như giảm ham muốn tình dục hoặc đau khi quan hệ, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng mang thai và làm mẹ của người phụ nữ.

nguoi-mac-ung-thu-co-tu-cung-co-the-mang-thai-khong

Người mắc ung thư cổ tử cung có thể mang thai không?

Phụ nữ ung thư cổ tử cung có thể khó có con

Phần lớn người mắc ung thư cổ tử cung phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ác tính lan rộng và gây tổn thương nhiều cơ quan. Khi ung thư cổ tử cung tiến triển, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng nguy cơ suy thận, tình trạng chảy máu hoặc rò tử cung và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng mang thai của người phụ nữ.

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp và một số liệu pháp điều trị có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh. Trong trường hợp tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp lót cổ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện đốt điện, đốt bằng laser, đông lạnh các tế bào bất thường hoặc tiến hành khoét chóp cổ tử cung. Các phương pháp điều trị này không ảnh hưởng tới hứng thú tình dục hay khả năng mang thai của người bệnh.

Tuy nhiên ở những giai đoạn ung thư nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc việc tiến hành xạ trị khối u hoặc thực hiện phẫu thuật bao gồm cắt tử cung, loại bỏ các mô tổn thương xung quanh và nạo vét hạch trong khung chậu. Trong trường hợp này người bệnh không còn khả năng mang thai và sinh con.

Các phương pháp điều trị giữ lại khả năng mang thai cho người bệnh

Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung, khả năng mang thai phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và phương pháp điều trị bệnh. Ở những phụ nữ trẻ tuổi, trong giai đoạn tiền ung thư bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp nhằm bảo toàn được chức năng sinh sản của người bệnh.

Khoét chóp cổ tử cung: phương pháp này giúp loại bỏ các mô hình chóp chứa các tế bào ác tính vùng cổ tử cung. Nếu khoét chóp cổ tử cung có thể xử lý được hoàn toàn khối u thì bệnh nhân có thể sinh con bình thường.

Cắt bỏ cổ tử cung: với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ cổ tử cung kèm phần trên âm đạo bị bệnh, bảo tồn được đáy tử cung do đó người bệnh có thể mang thai bình thường và sinh con bằng phương pháp mổ.

Điều trị nội tiết: đây là phương pháp điều trị toàn thân mới, bản chất là dùng thuốc nhằm ngăn chặn tế bào ung thư tiếp xúc với các chất nội tiết cần thiết cho sự phát triển của chúng. Phương pháp này giúp bảo tồn được khả năng sinh sản của người bệnh, do đó người bệnh có thể mang thai sau khi điều trị. Tuy nhiên trước khi chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm nội tiết để đánh giá xem người bệnh có khả năng đáp ứng với phương pháp này hay không.

nguoi-mac-ung-thu-co-tu-cung-co-the-mang-thai-khong-2

Người bệnh có thể mang thai sau khi điều trị ung thư cổ tử cung

Chăm sóc sức khỏe tốt, phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Chăm sóc sức khỏe đúng cách là phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả, cũng như bảo vệ được chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Vệ sinh sạch sẽ

Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài mà không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, hãy vệ sinh sạch sẽ âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt chú ý tới việc vệ sinh trong giai đoạn hành kinh và tuyệt đối không quan hệ trong thời điểm này vì tử cung yếu dễ nhiễm khuẩn.

Quan hệ an toàn

Virus HPV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Do đó sử dụng các biện pháp bảo vệ trong quan hệ tình dục là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Không lạm dụng thuốc tránh thai

Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng thuốc tránh thai quá thường xuyên có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cho bạn. Do đó hãy xin ý kiến của chuyên gia nếu bạn đang muốn sử dụng phương pháp tránh thai hiệu quả và an toàn.

Tiêm phòng vaccin

Theo các chuyên gia, virus HPV là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi 9-26 tuổi nên đi tiêm phòng HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.

nguoi-mac-ung-thu-co-tu-cung-co-the-mang-thai-khong-3

Tiêm phòng HPV là cách ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng giúp bạn tăng cường sức khỏe, tăng khả năng chiến đấu bệnh tật. Các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E giúp tăng cường dọn dẹp gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung bướu. Đồng thời bạn cũng nên xây dựng một chế động và thể thao hợp lý giúp củng cố sức khỏe, phòng chống nhiều bệnh tật.

Bổ sung hoạt chất beta glucan hàng ngày

Beta glucan được công nhận là hoạt chất tăng cường miễn dịch mạnh nhất từ nhiên, do đó hoạt chất này được sử dụng rộng rãi trong củng cố sức khỏe và phòng ngừa ung bướu hiệu quả. Chính vì lý do này, các chuyên gia khuyên bạn bổ sung beta glucan hàng ngày giúp bảo vệ cơ thể toàn diện trước nguy cơ ung thư.

Xem thêm:

Để được chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe hay liên hệ 0936.057.556 hoặc đặt câu hỏi tại đây.



source https://bccpharma.com.vn/nguoi-mac-ung-thu-co-tu-cung-co-the-mang-thai-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.  Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.  Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có th

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn