Chuyển đến nội dung chính

Ung thư dạ dày: bệnh lý nguy hiểm và ngày càng phổ biến

Các chuyên gia nhận định ung thư dạ dày là bệnh lý phổ biến, dễ di căn và tỷ lệ tử vong cao. Người mắc ung thư dạ dày có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa biến chứng và điều trị hiệu quả nếu bệnh được phát hiện sớm.

ung-thu-da-day-benh-ly-nguy-hiem-va-ngay-cang-pho-bien

Ung thư dạ dày gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Ung thư dạ dày đứng đầu trong các bệnh ác tính đường tiêu hóa

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính phổ biến trong cả hai giới và đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Theo Globocan 2018, Việt Nam ghi nhận 17.527 ca mắc mới ung thư dạ dày, chiếm 10,6% tổng số ca ung thư và đứng thứ tư sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú.

Ung thư dạ dày được đánh giá là bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân là bởi phần lớn người bệnh ung thư dạ dày thường phát hiện ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã lan rộng và di căn tới nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn tới đáp ứng kém với điều trị. Ở giai đoạn muộn, ung thư dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ung thư dạ dày gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là biến chứng phổ biến nhất ở người mắc ung thư dạ dày. Nguyên nhân là bởi khối u phát triển lớn và thâm nhiễm niêm mạc vùng hang môn vị, khiến việc lưu chuyển thức ăn từ dạ dày đến tá tràng gặp nhiều khó khăn. Việc thức ăn lưu trữ trong dạ dày mà không xuống được tá tràng khiến tiêu hóa của người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng và nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan cho cơ thể.

Xuất huyết tiêu hóa

Người bệnh ung thư dạ dày có thể gặp tình trạng xuất huyết tiêu hóa do khối ung thư tăng sinh và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Biến chứng xuất huyết tiêu hóa khiến bệnh nhân nôn ra máu đỏ tươi hoặc cục máu đen, thậm chí đi ngoài phân đen. Khi tình trạng xuất huyết nặng và kéo dài, người bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu cấp và suy sụp sức khỏe đáng kể.

Thủng dạ dày

Đây là biến chứng nghiêm trọng gây đau, bụng cứng như gỗ và nguy cơ cao nhiễm khuẩn ổ bụng. Trong trường hợp có lỗ thủng dạ dày, bạn có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa để xử trí tổn thương, tuy nhiên việc khâu lỗ thủng trong ung thư dạ dày gặp nhiều khó khăn và dễ tái phát.

Di căn

Khi ung thư dạ dày tiến triển, các tế bào ung thư có thể xâm nhập vào máu, hệ bạch huyết và lây lan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, não, xương, hạch bạch huyết….Ở giai đoạn ung thư dạ dày đã di căn, cơ thể có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng đa tạng, suy kiệt sức khỏe nhanh chóng.

Suy kiệt

Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể gặp tình trạng suy kiệt sức khỏe do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, tiêu hóa kém và sụt cân khi khối u phát triển nhanh, tăng thu dinh dưỡng từ cơ thể. Ngoài ra các liệu pháp điều trị ung thư có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy kiệt ở bệnh nhân ung bướu.

ung-thu-da-day-benh-ly-nguy-hiem-va-ngay-cang-pho-bien-2

Ung thư dạ dày khiến người bệnh suy kiệt sức khỏe

Tử vong

Ung thư dạ dày được xếp vào nhóm có nguy cơ tử vong cao vì phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến điều trị bệnh ở trở nên khó khăn. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể được điều trị tốt hơn và tăng đáng kể thời gian sống.

Kiểm soát ung thư dạ dày có khó không?

Việc kiểm soát và điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u, mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có thể được điều trị hiệu quả thậm chí chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên ung thư dạ dày ở những giai đoạn sau khả năng điều trị và tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm đi nhanh chóng.

Trong điều trị ung thư dạ dày, phẫu thuật là phương pháp chữa trị chính. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ khối u và vét hạch tối đa. Ở những giai đoạn muộn, phẫu thuật vẫn được sử dụng nhằm cải thiện chức năng tiêu hóa và thuận tiện cho các phương pháp điều trị hỗ trợ. Bên cạnh phẫu thuật, phương pháp hóa trị, xạ trị hay miễn dịch ung bướu được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị và tăng thời gian sống cho bệnh nhân.

Người mắc ung thư dạ dày có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm gây tổn hại sức khỏe và suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên ung thư dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa tiến triển và kéo dài sự sống nếu được điều trị hợp lý. Hãy liên hệ đến số điện thoại 0936.057.556 để được chuyên gia tư vấn về cách phòng chống và điều trị ung thư dạ dày hiệu quả.



source https://bccpharma.com.vn/ung-thu-da-day-benh-ly-nguy-hiem-va-ngay-cang-pho-bien/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.  Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.  Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có th

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn