Chuyển đến nội dung chính

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc. Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

viem-dai-trang-gia-mac

Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Theo thống kê, những người sử dụng các nhóm kháng sinh sau thường mắc bệnh:

  • Nhóm kháng sinh Beta-lactamin.
  • Kháng sinh thế hệ 3 thuộc phân nhóm Cephalosporin.
  • Ampicillin và Amoxicillin thuộc phân nhóm penicillin.
  • Clindamycin, dalacin C trong nhóm Lincosamide.
  • Nhóm erythromycin (macrolid), ciprofloxacin (fluoroquinolon), tetracyclin… có thể gây nên tác dụng phụ viêm đại tràng.

Ngoài kháng sinh thì các yếu tố nguy cơ cũng có khả năng gây bệnh như: người có hệ thống miễn dịch suy yếu, các bệnh thường gặp ở nhóm người trên 65 tuổi, người đang mắc một số bệnh như: ung thư đại trực tràng, viêm ruột hoặc trải qua phẫu thuật đường ruột,…

Triệu chứng bệnh viêm đại tràng giả mạc

Sau khi sử dụng kháng khoảng 5 – 10 ngày hoặc với khoảng từ 1 ngày đến vài tuần sau khi ngừng sử dụng, nếu có dấu hiệu sau, người bệnh cần nghĩ đến viêm đại tràng giả mạc:

Biểu hiện nhẹ của viêm đại tràng giả mạc: Sốt nhẹ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày (từ 5- 10 lần), phân có mùi khó chịu. Bệnh nhân có thể đau bụng nhẹ, có buồn nôn và nôn.

Viêm đại tràng C. difficile nặng có thể có biểu hiện: Sốt cao, tiêu chảy nặng hơn 10 lần mỗi ngày, phân có lẫn nhầy máu. Bệnh nhân thấy đau bụng dữ dội.

Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Bị mắc viêm đại tràng giả mạc là điều không ai mong muốn. Mặc dù việc điều trị viêm đại tràng giả mạc thường thành công nhưng điều đó không có nghĩa bệnh không có biến chứng. Có nhiều trường hợp được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhưng vẫn xảy ra biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh như:

  • Mất nước:

Người bệnh bị tiêu chảy nặng có thể dẫn tới mất nước, mất điện giải nặng.

  • Suy thận:

Một số trường hợp có tình trạng mất nước diễn tiến nhanh khiến suy giảm chức năng thận.

  • Phình đại tràng nhiễm độc:

Nguyên nhân là đại tràng không có nhu động để đẩy phân và hơi xuống dưới, khiến chúng ứ lại và làm cho đại tràng dãn to (phình đại tràng). Nguy cơ vỡ đại tràng, gây nhiễm khuẩn khoang ổ bụng.

  • Thủng đại tràng:

Đây là hậu quả của tổn thương lan rộng của đại tràng hoặc của phình đại tràng nhiễm độc. Biến chứng này cũng hiếm gặp. Trong trường hợp bệnh nhân thủng đại tràng sẽ khiến vi khuẩn từ lòng đại tràng xâm nhập vào khoang ổ bụng và gây viêm phúc mạc.

  • Tử vong:

Bệnh nhân nhiễm khuẩn C. difficile ở mức độ nhẹ hay trung bình nhưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Để phòng tránh viêm đại tràng giả mạc, các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đối với C. difficile (và phòng chống nhiễm khuẩn nói chung) cần được tuân thủ chặt chẽ. Các biện pháp bao gồm: Rửa tay bằng xà phòng, cách ly bệnh nhân, thực hiện tiệt khuẩn cẩn thận để tiêu diệt bào tử của C. difficile. Biện pháp quan trọng và quyết định nhất là không lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ được sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.



source https://bccpharma.com.vn/viem-dai-trang-gia-mac-do-khang-sinh-co-nguy-hiem-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Có nên hóa trị ung thư thực quản hay không?

Hóa trị ung thư thực quản là phương pháp phổ biến trong chữa bệnh cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển. Tuy nhiên hóa chất có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy có nên hóa trị ung thư thực quản hay không và xử lý các tác dụng phụ này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này. Hóa trị ung thư thực quản giúp kiểm soát bệnh hiệu quả Khi nào cần hóa trị ung thư thực quản ? Các tế bào ác tính sẽ được hình thành từ lớp bên trong sau đó phát triển sang những lớp khác của thực quản. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm thì ung thư thực quản có thể xâm lấn các tổ chức lân cận và các cơ quan khác của cơ thể. Trong trường hợp ung thư thực quản đã di căn, việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn và gây nguy hiểm cho người bệnh. Khi ung thư thực quản còn khu trú, việc loại bỏ các tế bào ác tính có thể thực hiện bằng phẫu thuật hoặc chiếu xạ. Tuy nhiên khi khối u đã có hiện tượng di căn sang nhiều cơ quan khác, hóa trị là phương pháp thường được