Chuyển đến nội dung chính

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người ung thư thực quản

Người bệnh ung thư thực quản thường gặp phải tình trạng suy kiệt dinh dưỡng dẫn đến sức khỏe suy giảm, giảm khả năng chiến đấu với bệnh tật. Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý giúp củng cố khỏe, tăng khả năng đánh bại ung bướu cho người bệnh.

xay-dung-thuc-don-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-thuc-quan

Người ung thư thực quản cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Bệnh nhân ung thư thực quản thường suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính trên đường tiêu hóa của cơ thể do đó bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống của người bệnh. Khi xuất hiện các khối u trên thực quản, việc ăn uống của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, bệnh nhân ung thư thực quản có thể gặp tình trạng nuốt vướng, khó nuốt, ăn không ngon, ho nhiều…dẫn tới ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng.

Các phương pháp điều trị ung thư thực quản có thể giúp thu nhỏ kích thước khối u, giảm triệu chứng khó nuốt nhằm tăng khả năng ăn uống của người bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng liệu pháp phẫu thuật can thiệp, truyền hóa chất hay xạ trị…bệnh nhân cũng chịu tác động không nhỏ tới sức khỏe. Do đó, xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh giúp phục hồi thể trạng, tăng cường sức khỏe chiến đấu với ung thư.

Lời khuyên dinh dưỡng tốt cho người ung thư thực quản

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân ung bướu, đặc biệt là bệnh nhân ung thư thực quản. Người ung thư thực quản cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm bảo vệ sức khỏe trước sự tàn phá của khối u cũng như các phương pháp điều trị. Từ đó, người bệnh đảm bảo duy trì được mọi hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, cân bằng được sức khỏe thể chất và tinh thần.

Lựa chọn nguồn tinh bột tốt

Các loại ngũ cốc như hạt lúa mì, yến mạch, khoai lang, sắn dây…là nguồn tinh bột tốt cho người ung thư thực quản. Những thực phẩm này nên được chế biến thành cháo hoặc súp nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tránh những tổn thương đến khối u khi thức ăn lưu chuyển qua thực quản.

xay-dung-thuc-don-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-thuc-quan-2

Cháo, súp giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn

Đảm bảo cung cấp đủ đạm

Các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng…giúp cung cấp lượng đạm tốt cho cơ thể người bệnh. Chế biến hợp lý những thực phẩm này bằng cách xay nhỏ hoặc băm nhuyễn và bổ sung vào cháo, súp của người bệnh. Điều này giúp người ung thư thực quản dễ ăn, dễ nuốt hơn mà đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh, nước trái cây

Người ung thư thực quản cần cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn hàng ngày. Các vitamin A, C, D, K… cùng các chất vi lượng kẽm, sắt…có thể được bổ sung cho cơ thể thông qua chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây. Các chuyên gia khuyên rằng người ung thư thực quản nên hấp, luộc nhừ rau non hoặc xay nhuyễn nấu cháo và trái cây nên xay hoặc ép lấy nước uống sẽ giúp việc ăn uống được dễ dàng hơn.

Bổ sung sữa, sữa chua

Các thực phẩm này có đặc điểm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và hấp thu nên rất thích hợp với người ung thư thực quản. Bên cạnh đó, sữa, sữa chua giúp bổ sung nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt, giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, từ đó củng cố sức khỏe cho người ung thư thực quản. Ngoài ra sữa chua cũng là nguồn cung cấp nhiều vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa, từ đó giúp người bệnh dễ dàng chuyển hóa thức ăn và củng cố miễn dịch chống bệnh tật.

Tránh thực phẩm độc hại

Người bệnh ung thư thực quản cần tránh các đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, thịt đông lạnh…vì chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, phụ gia không tốt cho người mắc ung bướu. Bệnh nhân nên tránh những đồ ăn cay, nóng, chế biến cứng vì sẽ tăng nguy cơ tổn thương khối u, làm trầm trọng hơn bệnh ung bướu.

xay-dung-thuc-don-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-thuc-quan-3

Đề chiên, rán không tốt cho sức khỏe người ung thư thực quản

Ngoài ra, các đồ uống như rượu, bia, nước ngọt có ga đều không tốt cho sức khỏe của người ung thư thực quản. Bên cạnh đó, những nước có vị chua như nước ép chanh, cam, cà chua cần tránh để bảo vệ niêm mạc thực quản, hạn chế tổn thương ung bướu lan rộng.

Để giảm tình trạng buồn nôn, nôn ói của bệnh nhân ung thư thực quản, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý không nên ăn quá nhanh để tránh nuốt nghẹn và cần nghỉ ngơi sau khi ăn, không vận động mạnh để hạn chế tình trạng buồn nôn hay ói mửa.

Xây dựng chế độ ăn đúng cách khoa học sẽ giảm thiếu đáng kể những tình trạng khó chịu như buồn nôn, nuốt đau…của bệnh nhân ung thư thực quản. Không những vậy, nguồn dinh dưỡng khoa học đầy đủ sẽ giúp bệnh nhân củng cố sức khỏe, tăng sức chống chọi với ung thư. Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng, người ung thư thực quản cũng cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress và luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ trong chiến đấu với bệnh tật.

Để tìm hiểu thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư thực quản cũng như phương pháp điều trị hiệu quả hãy liên hệ 0936.057.556 để gặp chuyên gia tư vấn.



source https://bccpharma.com.vn/xay-dung-thuc-don-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-thuc-quan/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.  Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.  Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có th

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn