Chuyển đến nội dung chính

Cách điều trị ung thư xương phổ biến nhất hiện nay

Ung thư xương được xếp vào loại bệnh ung bướu có mức độ nguy hiểm cao. Tế bào ung bướu thường phát triển nhanh chóng, phá hủy mô xương lân cận, gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh ung thư xương hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu được kịp thời phát hiện và điều trị hợp lý. Cách điều trị ung thư xương phổ biến nhất hiện nay bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch.

Điều trị ung thư xương hiệu quả nếu được phát hiện sớm

Ung thư xương có chữa được không?

Ung thư xương là bệnh lý ác tính khi các tế bào xương phát triển mất kiểm soát, lấn áp các mô xương khỏe mạnh, đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh lý này thường phổ biến hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, người trẻ tuổi với các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, sưng đau xương, giảm vận động, gãy xương…

Ung thư xương không phải phổ biến nhưng được xếp vào loại bệnh khó can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì khả năng kiểm soát ung thư xương cao, thậm chí chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Theo thống kê, có tới 70% trường hợp ung thư xương có thể sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh. 

Ung thư xương giai đoạn tiến triển thường có đáp ứng điều trị kém hơn. Khi tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sau 5 năm giảm còn 60%. Ung thư xương bước đến giai đoạn cuối, di căn tới nhiều tổ chức trong cơ thể thì chỉ khoảng 20-50% bệnh nhân có thể sống thêm được 5 năm kể từ ngày phát hiện. 

Cách điều trị ung thư xương hiệu quả

Trước khi đưa ra quyết định điều trị ung thư xương cho người bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố sau:

  • Loại bệnh ung bướu mắc phải
  • Vị trí của khối u
  • Mức độ tiến triển của bệnh
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh

Mục tiêu điều trị bệnh ung thư xương có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân, từng phương pháp trị liệu. Nhưng ý nghĩa chung của can thiệp trị liệu là kiểm soát tốt ung bướu, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, miễn dịch hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau. 

Phương pháp điều trị được chỉ định phù hợp với người bệnh

Phẫu thuật

Phẫu thuật được tiến hành với mục đích loại phần lớn khối u ác tính trong xương cùng với một vài mô tổn thương lân cận. Ung thư xương giai đoạn đầu thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp này. Sau khi loại bỏ khối u, bác sĩ sẽ thay thế phần xương đã mất bằng một số xương từ vùng khác, người hiến tặng hoặc vật liệu thay thế. 

Ung thư xương lan tỏa hoặc xuất hiện ở vị trí không thuận lợi để giải phẫu thì bệnh nhân có nguy cơ cần phải cắt cụt chi. Phương pháp này giúp loại bỏ tế bào ung thư được triệt để hơn tuy nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm sinh lý của người bệnh. Nếu cần phải cắt cụt chi, người bệnh có thể được tư vấn lắp chi giả, giúp sinh hoạt dễ dàng hơn. 

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp đưa các thuốc hóa chất chống ung thư qua đường tĩnh mạch, nhằm ức chế sự phát triển của khối u trong xương. Các thuốc hóa chất có thể cho đáp ứng kiểm soát ung thư theo các cách khác nhau và thường không có hiệu quả nhiều đối với ung thư chondrosarcoma (ung thư sụn). 

Xạ trị

Xạ trị là cách điều trị ung thư xương phổ biến, có bản chất là chiếu xạ nguồn tia tử ngoại năng lượng cao (tia X, gamma) nhằm phá vỡ cấu trúc khối u. Trước khi chiếu xạ, bác sĩ sẽ đánh dấu chính xác vị trí khối u, hạn chế những rủi ro không mong muốn xảy ra. Xạ trị có thể được chỉ định trước phẫu thuật, nhằm thu nhỏ khối u. Điều này giúp loại bỏ khối u dễ dàng hơn, giảm khả năng cắt cụt chi cho người bệnh. 

Xạ trị cũng là phương pháp được ưu tiên sử dụng trong trường hợp ung thư xương không thể phẫu thuật. Với bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối, xạ trị giúp giảm triệu chứng, giảm đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Phương pháp khác

Các thuốc nhắm trúng mục tiêu đang được quan tâm và ứng dụng trong điều trị ung thư, trong đó có ung thư xương. Một loại thuốc phổ biến được dùng là thuốc ức chế kinase (chất điều hòa tín hiệu). Việc ngăn chặn một số kinase nhất định có thể giúp ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư xương. 

Khi các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị không có hiệu quả thì liệu pháp miễn dịch là lựa chọn thay thế. Cách điều trị ung thư xương này dựa trên cơ chế tăng cường hoạt động hệ miễn dịch hoặc ức chế protein “trạm kiểm soát”. Điều này sẽ làm tăng nhận biết, phản ứng của hệ miễn dịch với khối u, làm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. 

Phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân ung thư xương

Điều trị bổ sung được chỉ định với mục đích cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phương pháp này có thể bao gồm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, vitamin, thảo mộc, thuốc giảm đau, chống nôn…Chữa bệnh y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp giảm đau, giải tỏa căng thẳng hiệu quả. 

Để giảm những tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc, suy giảm miễn dịch…do hóa xạ trị, các chuyên gia khuyên dùng liệu pháp miễn dịch tự thân BG PLUS. Với thành phần chính beta glucan, BG PLUS giúp kích thích và nâng cao hoạt động của các tế bào miễn dịch, đẩy mạnh “bắt giữ” và tiêu diệt tế bào ung bướu trong cơ thể. Ngoài ra, các hoạt chất quý như Đông trùng hạ thảo, nano curcumin, vitamin B, C trong BG PLUS giúp nâng cao thể trạng, bồi bổ cơ thể, đẩy mạnh phục hồi sức khỏe sau điều trị. 

Phần lớn bệnh ung thư, để cả ung thư xương có thể điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Do đó, chăm sóc sức khỏe đúng cách và đi thăm khám thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước ung thư. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0936.057.556 để gặp chuyên gia ung bướu hoặc đặt câu hỏi tại đây.



source https://bccpharma.com.vn/cach-dieu-tri-ung-thu-xuong-pho-bien-nhat/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn? 1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng? Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Do thay đổi chế độ ăn uống Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Táo bón kéo dài Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm