Chuyển đến nội dung chính

5 bệnh phổ biến ở trẻ em lúc giao mùa và cách phòng tránh

Đặc trưng của thời tiết giao mùa từ mùa thu sang đông là nhiệt độ và thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí xuống thấp, chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm lớn… Đây là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh gây ra các bệnh phổ biến ở trẻ em như: cảm cúm, sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Vì vậy cha mẹ cần nắm rõ điều này để có kiến thức ứng phó và phòng tránh kịp thời cho trẻ. 

1. Các bệnh phổ biến ở trẻ em lúc giao mùa

1.1. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh phổ biến ở trẻ em vào thời điểm giao mùa do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, virus cúm dễ xâm nhập cơ thể, gây bệnh. Virus cúm thường lây qua đường hô hấp từ người này qua người khác nên nhiều khi bạn không biết bé lây từ đâu. 

Sốt là một trong những triệu chứng khi trẻ nhiễm virus cúm

Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi nhiễm virus cảm cúm. Trẻ khi mắc cảm cúm sẽ có triệu chứng sốt, đau họng, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt, triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi thường kéo dài khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ ăn. 

Cách phòng tránh:
– Giữ ấm cho trẻ vào ban đêm nhất là các vị trí bàn chân, bàn tay, đầu, ngực, cổ. 

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ quá lạnh như kem, nước đá, hoặc đồ lấy trực tiếp từ tủ lạnh ra.

– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ như: bổ sung vitamin C, cho trẻ uống đủ nước, cân bằng các nhóm dinh dưỡng…

– Tiêm phòng cúm cho trẻ mỗi năm 1 lần

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cảm cúm. 

1.2. Viêm đường hô hấp

Khi thời tiết chuyển mùa từ mùa nóng sang mùa lạnh với đặc trưng nhiệt độ giảm về đêm, không khí khô, dễ khiến hệ hô hấp của trẻ bị tổn thương và bị các loại virus tấn công. Lúc này, trẻ thường mắc các bệnh viêm đường hô hấp như ho, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, khò khè, nghẹt mũi…

Khi mắc bệnh viêm đường hô hấp trẻ các triệu chứng như: sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ…
Cách phòng tránh:
– Mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho bé đặc biệt là cổ họng

– Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé, rửa tay thường xuyên với xà phòng, hạn chế để trẻ mút tay…

– Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường

– Hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng đề kháng cho trẻ

1.3. Bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban cũng là bệnh phổ biến ở trẻ em khi thời tiết giao mùa. Bệnh thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus Rubella và thường lây truyền qua đường hô hấp.

Khi trẻ sốt phát ban do nhiễm bệnh sởi hoặc Rubella thường có các triệu chứng như: đau đầu, đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, xuất hiện chấm xuất huyết nhỏ. Vùng cổ, sau hai tai của bé có thể xuất hiện hạch sưng và đau. Trên da của trẻ có nổi ban đỏ khắp người và bị sốt. 

Cách phòng tránh: 

– Mẹ nên cho bé tiêm vaccine phòng virus sởi và Rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

– Tăng cường chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học để tăng sức đề kháng cho trẻ.

1.4. Bệnh nhiễm trùng tiêu hóa

Giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại virus hợp bào phát triển và gây bệnh. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ và phá vỡ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. 

Khi bị nhiễm trùng tiêu hóa trẻ thường có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, mệt mỏi.

Bệnh nhiễm trùng tiêu hóa thường phát bệnh đột ngột ở trẻ gây ra tình trạng sốt cao 38 – 40 độ C, kèm theo triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy. 

Cách phòng tránh: 

– Bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm chất để tăng sức đề kháng cho trẻ

– Bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa của trẻ

– Giữ vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi cho trẻ ăn

1.5. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra nhiều trong giai đoạn giao mùa và mùa đông. Khi thời tiết lạnh hơn, khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính sẽ càng cao hơn.

Khi mắc viêm tai giữa, trẻ sẽ thấy tai đau, khó nghe, tai chảy dịch, xuất hiện sốt cao hoặc buồn nôn. 

Cách phòng tránh:

– Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.

– Hạn chế để nước dính vào tai trẻ, nếu dính nước hãy dùng tăm bông lau khô.

– Thường xuyên vệ sinh tai – mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

– Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh khác.

– Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Xem thêm: Làm sao để tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả?


2. Cách bảo vệ trẻ khỏi các bệnh giao mùa

Giao mùa là thời điểm rất nhiều loại bệnh phổ biến ở trẻ em bùng phát. Vì vậy ba mẹ nên chú trọng tăng sức đề kháng và có các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ như:

– Giữ ấm và cho trẻ mặc quần áo phù hợp.

– Thường xuyên vệ sinh cơ quan hô hấp như mũi, miệng, đặc biệt là khi trẻ đi ra ngoài hay đi học về.

– Bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm chất và vitamin cho trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước và khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao..

– Cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch tiêm chủng

– Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh sạch bình sữa, núm giả của trẻ, nhắc trẻ rửa tay trước, trong và sau khi ăn uống.

– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người và đeo khẩu trang cho trẻ khi ra  đường.

– Bố mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh khi mắc bệnh.

Mẹ nên cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh giao mùa hiệu quả

Khi trẻ có biểu hiện mắc các bệnh trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để trẻ được khám, chẩn đoán và có chỉ định điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng hơn. 

Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng Siro GlucanKid để chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ và phòng ngừa các bệnh phổ biến ở trẻ em trong giai đoạn giao mùa hiện nay. Với hàm lượng Beta – Glucan 1,3/1,6 có độ tinh khiết lên đến 80% kết hợp vitamin C, Glucankid có thể kích hoạt tăng kháng thể IgM lên gấp đôi sau 7 ngày sử dụng. Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn, các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bé ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe sau ốm…

Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 0936.057.556 để được hỗ trợ 24/7.



source https://bccpharma.com.vn/5-benh-pho-bien-o-tre-em-luc-giao-mua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp nhằm tăng khả năng ức chế ung bướu, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp trị liệu ung thư cần dựa trên tiêu chí hiệu quả tốt và ít tác động đến sức khỏe của người bệnh.   Các phương pháp điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người  bệnh Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư gan là bệnh lý ác tính phổ biến, đứng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở nước ta. Ở những giai đoạn đầu, khi tổn thương ung thư gan còn nhỏ, các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể dễ dàng can thiệp và kiểm soát. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ung thư gan phát hiện bệnh khi tế bào ung thư đã di căn và lan tràn đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Khi đó, việc điều trị ung thư gan giai đoạn này không hề đơn giản và đòi hỏi cần phối hợp nhiều phương pháp trong trị liệu.  Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường có nhiều triệu chứng trên lâm sàng. Cụ thể, người bệnh cảm thấy chán ăn, b

Hạ canxi máu uống thuốc gì?

Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên hệ xương, tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Việc thiếu canxi lâu dài có thể khiến nồng độ canxi trong máu thấp hơn mức bình thường và gây ra tình trạng hạ canxi máu. Vậy hạ canxi máu uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa bệnh? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 1. Hạ canxi máu là gì? 99% lượng canxi của cơ thể được dự trữ tại xương và 1% còn lại đóng vai trò như hệ đệm. Chúng dùng để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu lúc cần thiết thông qua trao đổi với dịch ngoại bào.  Mức canxi khuyến nghị ở người trưởng thành là 1.000 mg canxi mỗi ngày, trong đó khoảng 200 – 400mg sẽ được ruột hấp thụ, 200mg được bài tiết qua thận, 200mg được đào thải qua các dịch tiêu hóa và phần còn lại được đào thải ra ngoài cùng với phân.  Nồng độ canxi trong máu bình thường nằm ở ngưỡng 8,8 – 10,4 mg/dL. Khi nồng độ này nằm dưới mức 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết thanh bình th

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng