Chuyển đến nội dung chính

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ung thư di căn xương

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư có thể di căn và xâm lấn đến xương, làm phá hủy tổ chức xương, gây đau đớn, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phương pháp phổ biến thường dùng trong điều trị ung thư di căn xương là hóa trị, xạ trị kết hợp dùng thuốc giảm đau và chống hủy xương.

Tế bào ung thư có thể di căn tới xương, gây nhiều biến chứng nguy hiểm

1. Triệu chứng của ung thư di căn xương

Khi bước sang giai đoạn cuối, các tế bào ác tính có xu hướng tách ra khỏi khối u nguyên phát ban đầu, sau đó tiến triển và di căn tới một cơ quan khác. Trong một số trường hợp, tế bào ung thư xâm nhập tổ chức xương khu vực cột sống, sườn, xương chậu, cánh tay…gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 

  • Đau đớn

Đau xương là triệu chứng đầu tiên mà bệnh nhân có thể cảm nhận được khi ung thư di căn xương. Ban đầu, các cơn đau có thể xuất hiện thoáng qua làm bệnh nhân khó nhận biết. Tuy nhiên, chúng có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn, tồi tệ hơn khi tổn thương lan tỏa. Khi đó, kiểm soát tốt các cơn đau cho người bệnh chính là mục tiêu quan trọng trong điều trị ung thư di căn xương. 

  • Gãy xương

Các tế bào ung thư gây phá hủy cấu trúc của xương, khiến xương yếu và dễ gãy. Gãy xương thường xảy ra chủ yếu trên xương dài của cánh tay, xương cột sống, làm bệnh nhân đau dữ dội và giảm hoạt động các chi. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bệnh nhân ngã, chấn thương hoặc khi vận động nặng. 

  • Chèn ép tủy sống

Ung thư phát triển tại xương cột sống, gây chèn ép tủy sống. Nếu tình trạng này kéo dài và không can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ tổn thương dây thần kinh vận động, dẫn đến tê liệt. Hiện tượng khối u chèn ép tủy xương có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu:

– Đau cổ, đau lưng

– Tê chân, yếu chân, vận động khó khăn

– Giảm hoặc mất kiểm soát tiểu tiện

  • Tăng canxi máu

Các tế bào ung thư trong xương tiến triển, thúc đẩy quá trình hủy xương theo nhiều cơ chế. Khi đó, cơ thể tăng cường giải phóng canxi từ xương ra máu, dẫn đến tăng canxi huyết, biểu hiện với nhiều biến chứng.

  • Táo bón, đi tiểu nhiều lần
  • Mệt mỏi, buồn ngủ, không tỉnh táo
  • Yếu cơ
  • Đau nhức cơ, xương, khớp
  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy thận
  • Hôn mê

2. Chẩn đoán ung thư di căn xương

Để chẩn đoán chính xác ung thư di căn xương, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cho người bệnh

Lâm sàng

  • Bệnh nhân có các biểu hiện đau xương ở vùng cổ, lưng, đau xương cánh tay, cẳng chân,…
  • Người bệnh có gãy xương do chấn thương hay vận động
  • Tê bì chân tay, giảm vận động hoặc liệt

Cận lâm sàng

  • Chụp X-quang: Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang cho bệnh nhân nếu nghi ngờ ung thư di đã căn xương. Với phương pháp này, ung thư xương chỉ được phát hiện khi tổn thương đủ lớn, mật độ xương giảm từ 30-50%. Do đó, X-quang không phải là phương pháp giúp chẩn đoán sớm ung thư di căn xương. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ: phương pháp này cho khả năng chẩn đoán ung thư xương tốt hơn X-quang, tuy nhiên không đánh giá được toàn bộ hệ thống khung xương.
  • Xạ hình xương: phương pháp này có độ nhạy cao, giúp chẩn đoán chính xác nhất mức độ tổn thương xương trong cơ thể. 

Xạ hình xương giúp chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương của cơ thể

3. Điều trị ung thư di căn xương

Điều trị ung thư di căn xương phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương xương, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ở giai đoạn này, mục tiêu điều trị là giảm tiến triển ung bướu và cải thiện triệu chứng cho người bệnh. 

  • Điều trị toàn thân

Các phương pháp điều trị toàn thân như hóa chất, thuốc nhắm trúng đích, kháng thể đơn dòng được chứng minh là có hiệu quả trong kiểm soát ung thư tiến triển, giảm mức độ tổn thương xương và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. 

  • Thuốc giảm đau 

Bệnh nhân ung thư di căn xương có thể đau ở nhiều mức độ: tổn thương càng rộng thì cường độ các cơn đau và tần suất đau càng nhiều. Các thuốc giảm đau có thể được chỉ định nhằm cải thiện triệu chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Paracetamol và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs được kê đơn phổ biến nhất nhằm giảm cảm giác đau cho người ung bướu. Nếu bệnh nhân ung thư đau nhiều và các thuốc kể trên không hỗ trợ được, thì bác sĩ có thể cân nhắc bổ sung codein/tramadol hoặc morphin để tăng hiệu quả giảm đau.

  • Thuốc chống hủy xương

Các thuốc nhóm Bisphosphonate (như zoledronate, pamidronate) có hiệu quả tốt trong ngăn chặn sự phá hủy xương, làm chậm tiêu xương cho người bệnh. Thông thường, bệnh nhân được truyền tĩnh mạch thuốc Bisphosphonate định kỳ khoảng 3-4 tuần/lần. Các thuốc này có thể tiềm ẩn những nguy cơ tác dụng không mong muốn cho cơ thể như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, thậm chí thoái hóa xương hàm (trường hợp này hiếm gặp).

Bên cạnh đó, kháng thể đơn dòng Denosumab cũng thường được chỉ định trong điều trị ung thư di căn xương. Denosumab có tác dụng ức chế hủy xương, ngăn không cho các hủy cốt bào phá hủy và làm tổn thương xương. Thuốc thường được tiêm dưới da, khoảng 4 tuần/lần, giúp phòng ngừa gãy xương, củng cố sức khỏe hệ xương. 

  • Xạ trị xương

Trong điều trị ung thư di căn xương, xạ trị là phương pháp phổ biến thường được sử dụng. Dùng tia xạ năng lượng cao có thể giúp kiểm soát tốt sự phát triển ung bướu và cải thiện triệu chứng đau cho bệnh nhân. Xạ trị giúp giảm đau hiệu quả, trong thời gian dài và tiềm ẩn ít tác dụng phụ cho cơ thể. Đối với ung thư chèn ép tủy sống, xạ trị có thể giúp bệnh nhân giảm đau và ngăn ngừa tê liệt, cải thiện chức năng vận động. 

  • Phương pháp khác

Đối với bệnh nhân tổn thương xương nghiêm trọng, nguy cơ gãy xương, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật, đưa một thanh kim loại vào cơ thể nhằm cố định xương. Trong trường hợp xương bị gãy, bác sĩ sẽ tiến hành mổ, thay thế xương nhân tạo, cải tạo lại khung xương cho người bệnh. 

Một thủ thuật khác thường dùng trong điều trị ung thư giai đoạn cuối, đó chính là diệt hạch đám rối thân tạng. Phương pháp này ít xâm lấn mà mang lại hiệu quả giảm đau cao nên thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư di căn xương không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.

4. Kết luận

Khi ung thư tiến triển và di căn đến xương, bệnh nhân gặp nhiều nguy cơ biến chứng như đau xương, chèn ép tủy sống, gãy xương, tê liệt dây thần kinh…Do đó, việc phối hợp hóa trị, xạ trị cùng bổ trợ với thuốc giảm đau, chống hủy xương là cách điều trị ung thư di căn xương hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp hóa xạ trị cùng liệu pháp miễn dịch tự nhiên, giúp tăng khả năng chống lại các tế bào ung thư. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ 0936.057.556 để gặp chuyên gia ung bướu hoặc đặt câu hỏi tại đây. 



source https://bccpharma.com.vn/nhan-biet-va-cach-dieu-tri-ung-thu-di-can-xuong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hạ canxi máu uống thuốc gì?

Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên hệ xương, tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Việc thiếu canxi lâu dài có thể khiến nồng độ canxi trong máu thấp hơn mức bình thường và gây ra tình trạng hạ canxi máu. Vậy hạ canxi máu uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa bệnh? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 1. Hạ canxi máu là gì? 99% lượng canxi của cơ thể được dự trữ tại xương và 1% còn lại đóng vai trò như hệ đệm. Chúng dùng để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu lúc cần thiết thông qua trao đổi với dịch ngoại bào.  Mức canxi khuyến nghị ở người trưởng thành là 1.000 mg canxi mỗi ngày, trong đó khoảng 200 – 400mg sẽ được ruột hấp thụ, 200mg được bài tiết qua thận, 200mg được đào thải qua các dịch tiêu hóa và phần còn lại được đào thải ra ngoài cùng với phân.  Nồng độ canxi trong máu bình thường nằm ở ngưỡng 8,8 – 10,4 mg/dL. Khi nồng độ này nằm dưới mức 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết thanh bình th

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp nhằm tăng khả năng ức chế ung bướu, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp trị liệu ung thư cần dựa trên tiêu chí hiệu quả tốt và ít tác động đến sức khỏe của người bệnh.   Các phương pháp điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người  bệnh Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư gan là bệnh lý ác tính phổ biến, đứng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở nước ta. Ở những giai đoạn đầu, khi tổn thương ung thư gan còn nhỏ, các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể dễ dàng can thiệp và kiểm soát. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ung thư gan phát hiện bệnh khi tế bào ung thư đã di căn và lan tràn đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Khi đó, việc điều trị ung thư gan giai đoạn này không hề đơn giản và đòi hỏi cần phối hợp nhiều phương pháp trong trị liệu.  Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường có nhiều triệu chứng trên lâm sàng. Cụ thể, người bệnh cảm thấy chán ăn, b

Top 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu vì vậy rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Nguy hiểm hơn, các bệnh này thường để lại biến chứng nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao. Dưới đây là 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến mà phụ huynh cần biết để phòng ngừa và xử lý khi trẻ mắc bệnh. 1. Bệnh truyền nhiễm là gì? Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm gây ra. Tính chất của bệnh là dễ lây lan từ người này sang người khác, từ động vật lây sang người hoặc lây qua vật chủ trung gian như côn trùng. Người mắc bệnh truyền nhiễm nên cách ly để tránh lây cho người xung quanh và khiến bệnh lan rộng.  Do trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm Theo thống kê từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa kỳ, hằng năm có một tỷ lệ lớn trẻ em tử vong liên quan tới bệnh truyền nhiễm. 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong thì có tới 36% trong số này liên quan tới bệnh nhiễm trùng huyết, viêm phổi, uốn ván, sốt rét, sởi… 2. Top 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em