Chuyển đến nội dung chính

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn?

1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng?

Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Do thay đổi chế độ ăn uống

Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng.

Táo bón kéo dài

Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm bổ sung như sắt, canxi… Táo bón sẽ khiến phân tích tụ lâu trong đại tràng, tạo ra các ổ viêm thậm chí gây loét niêm mạc đại tràng.

Táo bón kéo dài cũng là một trong các nguyên nhân gây ra viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai

Tâm lý lo lắng, căng thẳng

Khi có thai, các nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thường có sự thay đổi mạnh do đó ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý. Họ thường xuyên cảm thấy stress, dễ cáu gắt hoặc căng thẳng, mất ngủ. Tâm lý tiêu cực này ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe đường ruột, đặc biệt là khiến đại tràng co bóp mạnh hơn và có thể bị rối loạn nhu động ruột.

2. Nhận biết các triệu chứng viêm đại tràng ở bà bầu

Các dấu hiệu viêm đại tràng ở bà bầu thường bị nhầm lẫn với ốm nghén ở giai đoạn đầu của thai kì. Do vậy, nhiều người thường bỏ qua, dẫn tới việc điều trị viêm đại tràng ở giai đoạn muộn và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là các triệu chứng viêm đại tràng mà chị em cần lưu ý để nhận biết:

Đau bụng dọc khung đại tràng

Tương tự như các đối tượng khác, viêm đại tràng ở bà bầu cũng có biểu hiện đau bụng. Cơn đau dọc khung đại tràng, rất gần với tử cung nên dễ ảnh hưởng tới thai nhi. 

Trong nhiều trường hợp, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu động thai, sảy thai, rau bong non. Vì vậy, nếu xuất hiện đau bụng kéo dài, bà bầu nên đi khám sớm để phát hiện và kịp thời điều trị. 

Viêm đại tràng ở bà bầu thường có triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện…

Chướng bụng, đầy hơi

Khi bị viêm đại tràng, bà bầu rất dễ bị căng tức bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kho tiêu. Vì vậy khi ăn thường không có cảm giác ngon miệng, chán ăn. Tình trạng này kéo dài khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. 

Rối loạn đại tiện

Viêm đại tràng ở bầu sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn đại tiện gồm táo bón và tiêu chảy đan xen, tần suất đi đại tiện tăng hơn bình thường và mót rặn khi đi đại tiện. Tình trạng này khiến ổ bụng liên tục chịu áp lực, lâu ngày có thể gây sa giãn búi trĩ, chèn ép mạch máu dẫn tới phù nề chi dưới.

Xem thêm: Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?

3. Cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu 

Khi đã phát hiện bị viêm đại tràng trong thai kì, chị em cần hết sức lưu ý cách chữa trị để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

3.1. Điều trị viêm đại tràng ở bà bầu bằng thuốc

Việc điều trị viêm đại tràng ở bà bầu bằng thuốc cần phải cân nhắc kĩ giữa lợi ích và các tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

  • Các loại thuốc kháng sinh không được khuyến khích sử dụng khi mang thai như: Methotrexate và Thalidomide. Vì vậy, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ để đổi thuốc điều trị khác trước khi mang thai. 
  • Các loại thuốc steroid có thể gây nguy cơ hở hàm ếch ở bé sơ sinh. 
  • Các thuốc điều trị viêm đại tràng khác như thuốc chống viêm đường tiêu hoá Mesalazine, Prednisolone… đều cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc viêm đại tràng ở bà bầu cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ

Khi các triệu chứng viêm đại tràng ở bà bầu ngày một nặng hơn và kéo dài, cần nhập viện để theo dõi và điều trị cụ thể. Không nên tự ý dùng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

3.2. Sử dụng lợi khuẩn hỗ trợ điều trị viêm đại tràng ở bà bầu

Để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng một cách an toàn, các bà bầu có thể sử dụng những loại men tiêu hóa lành tính, không ảnh hưởng tới thai nhi, để điều tiết các triệu chứng của viêm đại tràng. Đồng thời, bà bầu nên bổ sung nguồn lợi khuẩn cần thiết từ các thực phẩm lên men hay thực phẩm chức năng được bác sĩ khuyên dùng.

Lợi khuẩn BaciPlus là giải pháp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng an toàn cho bà bầu

Bà bầu có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe BaciPlus để bổ sung lợi khuẩn một cách an toàn và hiệu quả. Sản phẩm chứa 6 tỷ bào tử lợi khuẩn với 2 chủng Bacillus SubtilisBacillus Clausii. Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, và cân bằng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. 

Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về BaciPlus, mẹ bầu có thể truy cập tại: https://baciplus.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 0936.057.556 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

3.3. Các cách điều trị từ dân gian

Một số mẹo dân gian lành tính có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng ở bà bầu như sau: 

Sử dụng lá mơ lông

Từ lâu lá mơ đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng. Và sử dụng lá mơ rất an toàn cho phụ nữ mang thai.

Để thực hiện, mẹ bầu cần chuẩn bị 100g lá mơ lông, rửa sạch và đem thái nhỏ. Tiếp đó, trộn lá mơ với lòng đỏ trứng gà. Lót vào chảo một lớp lá chuối tươi, cho hỗn hợp trứng lá mơ lên và bật bếp nhỏ lửa. Đợi một mặt chín thì lật lại cho chín mặt còn lại và ăn khi còn nóng. 

Nghệ vàng và mật ong

Mật ong và nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, làm lành vết loét ở niêm mạc đại tràng rất tốt. 2 nguyên liệu này đều có thể dùng được cho phụ nữ đau đại tràng khi mang bầu.

Để thực hiện, mẹ bầu lấy bột nghệ trộn với mật ong. Có thể nặn thành các viên nhỏ như đầu ngón tay rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 3-5 viên. 

3. Các lưu ý khi điều trị viêm đại tràng ở bà bầu

Để việc điều trị viêm đại tràng ở bà bầu đạt kết quả tốt nhất, chị em cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn uống khoa học
  • Tăng cường bổ sung các loại rau quả giàu chất xơ, nhiều vitamin trong bữa ăn.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn. Tránh tình trạng ăn quá no một lúc.
  • Nếu nghén hãy cố gắng lựa chọn những thực phẩm phù hợp. Tuyệt đối không nhịn ăn.
  • Uống đủ nước.
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, nhai kỹ,…
  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để bản thân căng thẳng, stress
  • Tập các động tác thể dục, yoga nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu giúp thúc đẩy tiêu hoá hoạt động ổn định hơn.
  • Khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

4. Kết luận

Bệnh viêm đại tràng ở bà bầu mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý tới chế độ ăn uống và chủ động thăm khám khi có những triệu chứng bệnh xuất hiện. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!



source https://bccpharma.com.vn/trieu-chung-va-cach-xu-ly-viem-dai-trang-o-ba-bau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp nhằm tăng khả năng ức chế ung bướu, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp trị liệu ung thư cần dựa trên tiêu chí hiệu quả tốt và ít tác động đến sức khỏe của người bệnh.   Các phương pháp điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người  bệnh Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư gan là bệnh lý ác tính phổ biến, đứng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở nước ta. Ở những giai đoạn đầu, khi tổn thương ung thư gan còn nhỏ, các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể dễ dàng can thiệp và kiểm soát. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ung thư gan phát hiện bệnh khi tế bào ung thư đã di căn và lan tràn đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Khi đó, việc điều trị ung thư gan giai đoạn này không hề đơn giản và đòi hỏi cần phối hợp nhiều phương pháp trong trị liệu.  Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường có nhiều triệu chứng trên lâm sàng. Cụ thể, người bệnh cảm thấy chán ăn, b

Điều trị ung thư bằng xạ trị có thực sự an toàn và hiệu quả?

Điều trị ung thư bằng xạ trị giúp phá hủy khối u, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính. Đây là phương pháp điều trị phổ biến và được đánh giá cao về tính hiệu quả trong điều trị bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có thực sự an toàn và phù hợp với mọi đối tượng hay không? Xạ trị thường được chỉ định trong điều trị ung thư Khi nào cần điều trị ung thư bằng xạ trị ? Xạ trị là phương pháp dùng chùm tia xạ năng lượng cao như tia X, tia gamma, tia proton… nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư từ đó thu nhỏ khối u. Các tia phóng xạ này sẽ phá vỡ ADN của các tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát khiến chúng không còn khả năng phát triển. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, nghĩa là các tia xạ tập trung tấn công khối u và ít ảnh hưởng các cơ quan khác của cơ thể. Các tia xạ không thể tác động đến mọi phần của cơ thể cũng chính là lý do phương pháp này chỉ được tiến hành khi khối u còn khu trú chưa di căn xa hoặc được dùng như một phương pháp bổ trợ khi kết hợp với phẫu thuật hay