Chuyển đến nội dung chính

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất. 

Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng

Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ

Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai. 

Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có thể bị nhầm lẫn với những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, dẫn đến nguy cơ chẩn đoán muộn ung bướu. Một số xét nghiệm ung thư không thể được thực hiện cho phụ nữ có thai gây hạn chế trong chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, việc mang thai có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, đôi khi tạo ra hiện tượng âm tính giả khiến chẩn đoán sai ung bướu. 

Chẩn đoán chính xác loại ung thư, giai đoạn và mức độ tiến triển ung bướu là cần thiết trước khi đưa ra liệu pháp điều trị ung thư khi mang thai phù hợp. Để chẩn đoán ung thư cho phụ nữ có thai, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tính hiệu quả và mức độ an toàn của từng phương pháp. Trong đó, các phương pháp dưới đây được dùng phổ biến nhất:

  • Siêu âm: phương pháp này khá an toàn nên thường được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán ung thư cho đối tượng phụ nữ có thai. Tuy nhiên tính đặc hiệu của siêu âm không cao và không phải tất cả loại ung bướu đều có thể chẩn đoán theo cách này. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): giúp phát hiện ung thư vùng đầu, ngực nhưng không được khuyến cáo chẩn đoán ung thư vùng bụng, vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu nghi ngờ mắc ung thư ổ bụng hoặc xương chậu, bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ những rủi ro có thể gặp phải trước khi chỉ định cho bệnh nhân. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): chup MRI được coi là an toàn trong hầu hết các giai đoạn của thai kỳ nên là một lựa chọn tốt trong chẩn đoán xác định ung bướu. 
  • Các xét nghiệm chẩn đoán khác bao gồm sinh thiết, nội soi, chọc hút tủy xương…có thể được tiến hành tùy thuộc và từng bệnh ung bướu. 

Xem thêm: Người mắc ung thư cổ tử cung có nên mang thai không?

Những rủi ro liên quan đến ung thư khi mang thai

Ung thư có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Các tế bào ung bướu thường ít tác động đến thai nhi tuy nhiên các phương pháp trị liệu thì có. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị ung bướu có thể bị trì hoãn đến khi sau sinh đảm bảo an toàn thai nhi.

Đối với bệnh ung thư tiến triển giai đoạn cuối, điều trị ung thư ngay cả khi đang mang thai là điều cần thiết nhằm tăng cơ hội sống cho bệnh nhân. Không may, điều này có thể gây rủi ro cho thai nhi. Do đó, bệnh nhân nên thảo luận với người thân và gia đình trong việc đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. 

  • Trong ba tháng đầu thai kỳ, việc điều trị ung thư có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật thai nhi. 
  • Xạ trị là phương pháp sử dụng những tia phóng xạ X năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư. Tùy thuộc vào vị trí và liều bức xạ mà mức độ ảnh hưởng đến thai nhi là khác nhau, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh như vô sinh, đục thủy tinh thể, thậm chí tử vong. 
  • Điều trị hóa chất khi thai kỳ, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống cơ quan như mắt, tai hay hệ thống tạo máu của thai nhi. 

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn

Trước khi đưa ra quyết định điều trị ung thư khi mang thai, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá kỹ lưỡng về lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra trên cả mẹ bầu và thai nhi. Việc can thiệp các phương pháp điều trị ung thư phụ thuộc vào một số yếu tố như giai đoạn mang thai, kích thước khối u, mức độ tiến triển của bệnh ung bướu. Các bác sĩ cũng sẽ trao đổi với bạn về quan điểm, mong muốn trước khi đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp nhất. 

Mặc dù điều trị ung thư càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu có thể bác sĩ sẽ trì hoãn đến quý thứ 2 của thai kỳ mới bắt đầu can thiệp trị liệu. Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, các bác sĩ có thể trì hoãn điều trị cho đến khi sau sinh. Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu sẽ được theo dõi chặt chẽ bệnh ung bướu nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cả hai. 

Bác sĩ cân nhắc lựa chọn phương pháp ít tác động đến thai nhi

Tùy thuộc vào từng bệnh ung bướu, vị trí khối u ác tính so với thai nhi mà chỉ định điều trị sẽ khác nhau. Thông thường, 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai được dùng phổ biến nhất là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. 

  • Phẫu thuật: phương pháp này được cho là an toàn trong thai kỳ. Phẫu thuật có thể khó tiến hành hơn vào cuối giai đoạn thai kỳ, do kích thước của tử cung lớn. 
  • Hóa trị: thường được trì hoãn đến quý thứ 2 của thai kỳ nhưng không được khuyến khích muộn hơn 35 tuần vì có thể kích thích chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu hay nhiễm trùng trên người bệnh. Các thuốc hóa chất được lựa chọn thường ít tác động đến thai nhi do không đi qua hàng rào nhau thai. Trong trường hợp hóa trị được thực hiện sau khi sinh em bé thì bạn không nên cho em bé bú mẹ, các hóa chất gây độc có thể theo sữa mẹ và gây hại đến em bé. 
  • Xạ trị: các tia bức xạ không an toàn đối với thai nhi. Bác sĩ có thể khuyên bạn đợi xạ trị đến khi sinh con, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào vị trí của khối u và giai đoạn của bệnh ung bướu. 
  • Liệu pháp hormon: có tác động toàn thân, không nên được thực hiện trong thời kỳ mang thai.

Mang thai và nhận chẩn đoán ung thư là điều không hề dễ dàng cho người bệnh. Đối mặt với những điều này, người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thậm chí trầm cảm. Do đó, bên cạnh các phương pháp trị liệu ung thư, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều quan trọng. Hãy liên hệ 0936.057.556 hoặc nhắn tin ngay để được chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cũng như những phương pháp điều trị ung thư khi mang thai phù hợp nhất. 



source https://bccpharma.com.vn/dieu-tri-ung-thu-khi-mang-thai-an-toan-nhat/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp nhằm tăng khả năng ức chế ung bướu, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp trị liệu ung thư cần dựa trên tiêu chí hiệu quả tốt và ít tác động đến sức khỏe của người bệnh.   Các phương pháp điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người  bệnh Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư gan là bệnh lý ác tính phổ biến, đứng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở nước ta. Ở những giai đoạn đầu, khi tổn thương ung thư gan còn nhỏ, các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể dễ dàng can thiệp và kiểm soát. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ung thư gan phát hiện bệnh khi tế bào ung thư đã di căn và lan tràn đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Khi đó, việc điều trị ung thư gan giai đoạn này không hề đơn giản và đòi hỏi cần phối hợp nhiều phương pháp trong trị liệu.  Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường có nhiều triệu chứng trên lâm sàng. Cụ thể, người bệnh cảm thấy chán ăn, b

Điều trị ung thư bằng xạ trị có thực sự an toàn và hiệu quả?

Điều trị ung thư bằng xạ trị giúp phá hủy khối u, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính. Đây là phương pháp điều trị phổ biến và được đánh giá cao về tính hiệu quả trong điều trị bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có thực sự an toàn và phù hợp với mọi đối tượng hay không? Xạ trị thường được chỉ định trong điều trị ung thư Khi nào cần điều trị ung thư bằng xạ trị ? Xạ trị là phương pháp dùng chùm tia xạ năng lượng cao như tia X, tia gamma, tia proton… nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư từ đó thu nhỏ khối u. Các tia phóng xạ này sẽ phá vỡ ADN của các tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát khiến chúng không còn khả năng phát triển. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, nghĩa là các tia xạ tập trung tấn công khối u và ít ảnh hưởng các cơ quan khác của cơ thể. Các tia xạ không thể tác động đến mọi phần của cơ thể cũng chính là lý do phương pháp này chỉ được tiến hành khi khối u còn khu trú chưa di căn xa hoặc được dùng như một phương pháp bổ trợ khi kết hợp với phẫu thuật hay