Chuyển đến nội dung chính

Top 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu vì vậy rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Nguy hiểm hơn, các bệnh này thường để lại biến chứng nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao. Dưới đây là 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến mà phụ huynh cần biết để phòng ngừa và xử lý khi trẻ mắc bệnh.

1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm gây ra. Tính chất của bệnh là dễ lây lan từ người này sang người khác, từ động vật lây sang người hoặc lây qua vật chủ trung gian như côn trùng. Người mắc bệnh truyền nhiễm nên cách ly để tránh lây cho người xung quanh và khiến bệnh lan rộng. 

Do trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Theo thống kê từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa kỳ, hằng năm có một tỷ lệ lớn trẻ em tử vong liên quan tới bệnh truyền nhiễm. 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong thì có tới 36% trong số này liên quan tới bệnh nhiễm trùng huyết, viêm phổi, uốn ván, sốt rét, sởi…

2. Top 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em

2.1. Bệnh cúm

Cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em nhất. Bệnh gây ra bởi virus cúm và dễ lây từ người này sang người khác. Các triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện khoảng sau 1 – 3 ngày khi trẻ nhiễm virus cúm. 

Sốt cao là một trong những triệu chứng khi trẻ mắc bệnh cúm

Trẻ khi mắc cảm cúm sẽ có triệu chứng sốt cao trên 37.8 độ C, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt, triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi thường kéo dài khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ ăn. 

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc cúm: 

– Nên cho trẻ rửa tay thường với xà phòng, nước rửa tay

– Không để trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người khác

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ quá lạnh như kem, nước đá, hoặc đồ lấy trực tiếp từ tủ lạnh ra.

– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ như: bổ sung vitamin C, cho trẻ uống đủ nước, cân bằng các nhóm dinh dưỡng…

– Khi trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh cúm, bố mẹ nên để trẻ ở nhà để tránh lây cho trẻ khác.

– Cho trẻ tiêm vắc xin cúm đủ mũi và nhắc lại hằng năm. Vắc xin cúm đã được chứng mình an toàn, hiệu quả và đã được sử dụng hơn 60 năm qua tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. 

2.2. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh hoặc lây khi tiếp xúc với dich nốt phỏng thủy đậu. Thủy đậu có thể gặp ở mọi độ tuổi nếu bạn chưa tiêm ngừa thủy đậu hoặc chưa từng mắc bệnh, tuy nhiên trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn cả.

Triệu chứng khi trẻ mắc thủy đậu: sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiện nốt nhỏ tròn toàn thân sau đó tiến triển thành mụn nước, bọng nước gây ngứa… Bệnh thường kéo dài từ 5-10 ngày hoặc lâu hơn. 

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc thủy đậu:

-Nên để trẻ ở phòng riêng, thoáng khí, cách ly với cả những người trong gia đình chưa từng mắc thủy đậu.

– Khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang, vệ sinh tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ.

– Để trẻ dùng vật dụng cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, bát, đũa…

– Giữ vệ sinh cho trẻ: tắm bằng nước ấm, mặc quần ào mỏng nhẹ

– Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

– Vệ sinh vùng mũi họng hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

– Nếu trẻ sốt cao, co giật, hôn mê, có dấu hiệu xuất huyết trên nốt phỏng nước thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị. 

– Tiêm phòng thủy đậu để ngăn ngừa bệnh

2.3. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do siêu vi Dengue gây ra. Siêu vi Dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết đốt của muỗi vằn cái. Đây là bệnh nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn vì bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Sốt xuất huyết có thể gây chảy máu nghiêm trọng, tụt huyết áp đột ngột dẫn đến tử vong và nguy cơ cao bùng dịch. 

Bệnh sốt xuất huyết thường do muỗi vằn gây ra

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết:

– Khi trẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ tới viện để khám và chẩn đoán.

– Nếu trẻ được điều trị ngoại trú, phải tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi ba mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu nặng lên.  

– Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ để nắm được diễn tiến ngày bệnh và kịp thời hạ sốt cho trẻ.

– Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo hướng dẫn sử dụng. Không tự ý dùng thuốc chứa Aspirin, Ibuprofen vì có thể gây tình trạng xuất huyết.

– Cho trẻ uống nhiều nước, nước điện giải, nước trái cây như nước dừa, cam, chanh… hoặc cháo loãng pha với muối để bổ sung điện giải.

– Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu: cháo, bột, sữa…, chia thành nhiều lần (6 – 8 lần/ngày)

– Không cho trẻ ăn các thực phẩm có màu nâu, đỏ vì khó phân biệt trong trường hợp trẻ nôn ra máu.

– Trường hợp trẻ không thể uống được nước do nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo, cần đưa đến cơ sở y tế.

2.4. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi…

Bệnh tay chân miệng ở giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu phát ban ở bàn chân

Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng gồm: Sốt, đau họng, mệt mỏi, tổn thương loét đỏ ở miệng, chảy nước bọt nhiều, phát ban ở một số nơi như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông… đôi khi nốt bạn dạng bóng nước, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú và biếng ăn…

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng:

– Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ học để không lây nhiễm sang những trẻ khác từ 7-10 ngày.

– Hạn chế tiếp xúc với các trẻ khỏe mạnh khi ở chung nhà hay ngoài cộng đồng.

– Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, thức ăn mềm lỏng, tránh ăn mặn, ăn cay, đồ uống có ga; nên bù nước kịp thời để phòng trẻ bị mất nước.

– Vệ sinh da cho trẻ để tránh bội nhiễm vi khuẩn, sử dụng dung dịch Betadine để bôi lên các nốt phỏng nước trên da.

– Khi trẻ sốt cao có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc chứa Aspirin.

– Cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán và được hướng dẫn phương pháp điều trị, theo dõi trẻ

– Đưa trẻ đến khám ngay khi có dấu hiệu nặng

Xem thêm: Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

2.5. Bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Đỉnh dịch thường vào mùa đông xuân.

Trẻ bị sởi thường xuất hiện nốt ban nhỏ li ti màu đỏ

Khi trẻ nhiễm virus sởi thường có các triệu chứng như: đau đầu, đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, xuất hiện chấm xuất huyết nhỏ. Phát ban đầu tiên ở sau tai, mặt rồi lan xuống thân và chân tay, kèm theo ho nhiều, sốt cao. 

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc sởi:

– Trẻ có dấu hiệu mắc sởi phụ huynh cần cho trẻ cách ly tại nhà và đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám.

– Để trẻ ở phòng riêng thoáng khí, đủ sáng và tránh gió lùa.

– Giữ vệ sinh da cho trẻ, nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý, vệ sinh tay chân…

– Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu, kết hợp các nhóm chất để bổ sung tăng đề kháng cho trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung nước hoa quả, hay nước điện giải.

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh

– Khi trẻ có dấu hiệu bệnh tăng nặng như mệt mỏi, ngủ li bì, khó thở, ban lặn nhưng vẫn còn sốt, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

– Cho trẻ chích ngừa sởi để phòng bệnh và hạn chế lây lan gây ra dịch trong cộng đồng.

2.6. Bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em do virus quai bị Mumps Virsu (thuộc họ Paramyxoviridae) gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, hắt hơi, ho…

Trẻ bị bệnh quai bị thường có biểu hiện sưng đau 1 bên hoặc cả 2 bên tuyến nước bọt hoặc tuyến măng tai. Các dấu hiệu khác như sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn, khó nhai, khó nuốt… Các biến chứng do bệnh quai bị có thể để lại như: viêm màng não, viêm tụy cấp tính, viêm tinh hoàn ở bé trai hoặc viêm buồng trứng ở bé gái…

Bố mẹ cần làm gì:

-Khi trẻ đau vùng mang tai, tuyến nước bọt bố mẹ nên cho trẻ đi khám để chẩn đoánh chính xác bệnh.

– Bổ sung thêm nước cho trẻ, nhất là nước điện giải

– Có thể chườm mát, chườm lạnh vùng sưng của trẻ để giúp trẻ giảm bớt cơn đau;

– Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ, để trẻ súc miệng với nước muối ấm

– Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol để giảm đau và hạ sốt cho trẻ

– Cần theo dõi kỹ để trong trường hợp bé bị biến chứng cần tới bệnh viện khám ngay.

– Với trẻ chưa bị bệnh, cần tiêm phòng để phòng ngừa bệnh.

3. Kết luận

Trên đây là thông tin về 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em. Hi vọng các bậc phụ huynh đã có thêm các kiến thức đề nhận biết, xử lý và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ trẻ. Bên cạnh việc tiêm phòng đủ mũi cho trẻ, ba mẹ có thể sử dụng Siro GlucanKid để chủ động tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em

Với hàm lượng Beta – Glucan 1,3/1,6 có độ tinh khiết lên đến 80% kết hợp vitamin C, Glucankid có thể kích hoạt tăng kháng thể IgM lên gấp đôi sau 7 ngày sử dụng. Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn, các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bé ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe sau ốm…

Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 0936.057.556 để được hỗ trợ 24/7.



source https://bccpharma.com.vn/top-6-benh-truyen-nhiem-pho-bien-o-tre-em/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp nhằm tăng khả năng ức chế ung bướu, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp trị liệu ung thư cần dựa trên tiêu chí hiệu quả tốt và ít tác động đến sức khỏe của người bệnh.   Các phương pháp điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người  bệnh Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư gan là bệnh lý ác tính phổ biến, đứng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở nước ta. Ở những giai đoạn đầu, khi tổn thương ung thư gan còn nhỏ, các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể dễ dàng can thiệp và kiểm soát. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ung thư gan phát hiện bệnh khi tế bào ung thư đã di căn và lan tràn đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Khi đó, việc điều trị ung thư gan giai đoạn này không hề đơn giản và đòi hỏi cần phối hợp nhiều phương pháp trong trị liệu.  Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường có nhiều triệu chứng trên lâm sàng. Cụ thể, người bệnh cảm thấy chán ăn, b

Điều trị ung thư bằng xạ trị có thực sự an toàn và hiệu quả?

Điều trị ung thư bằng xạ trị giúp phá hủy khối u, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính. Đây là phương pháp điều trị phổ biến và được đánh giá cao về tính hiệu quả trong điều trị bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có thực sự an toàn và phù hợp với mọi đối tượng hay không? Xạ trị thường được chỉ định trong điều trị ung thư Khi nào cần điều trị ung thư bằng xạ trị ? Xạ trị là phương pháp dùng chùm tia xạ năng lượng cao như tia X, tia gamma, tia proton… nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư từ đó thu nhỏ khối u. Các tia phóng xạ này sẽ phá vỡ ADN của các tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát khiến chúng không còn khả năng phát triển. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, nghĩa là các tia xạ tập trung tấn công khối u và ít ảnh hưởng các cơ quan khác của cơ thể. Các tia xạ không thể tác động đến mọi phần của cơ thể cũng chính là lý do phương pháp này chỉ được tiến hành khi khối u còn khu trú chưa di căn xa hoặc được dùng như một phương pháp bổ trợ khi kết hợp với phẫu thuật hay