Chuyển đến nội dung chính

Có thể điều trị ung thư bằng tế bào gốc hay không?

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc không còn xa lạ trong y học hiện đại. Phương pháp  này thường được sử dụng trong hỗ trợ các bệnh lý liên quan đến tế bào tạo máu như suy tủy, ung thư hạch, bệnh bạch cầu…Vậy trên thực tế có thể điều trị ung thư bằng tế bào gốc hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Cấy ghép tế bào gốc có thể dùng trong điều trị ung thư

1. Hiểu đúng về điều trị ung thư bằng tế bào gốc

Các tế bào gốc tập trung nhiều ở tủy xương có vai trò sản xuất hồng cầu (giúp vận chuyển oxy đi khắp các tế bào), bạch cầu (tổ chức của hệ miễn dịch) và tiểu cầu (đảm bảo chức năng đông máu). Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư sau khi điều trị với liều cao hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai thường gặp tình trạng suy tủy, giảm sản sinh tế bào máu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Khi đó, việc cấy ghép tế bào gốc được cân nhắc sử dụng, nhằm phục hồi lại hệ tạo máu cho cơ thể. 

Cấy ghép tế bào gốc thường không có tác dụng trực tiếp ức chế và kiểm soát bệnh lý ung thư. Thay vào đó, phương pháp này giúp phục hồi lại chức năng tạo máu của tủy xương sau tác động của hóa chất hay xạ trị. Các tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch, chúng di chuyển trong máu đến tủy xương và bắt đầu nhiệm vụ sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh. 

Trong một số bệnh ung thư, đặc biệt liên quan đến các tế bào tạo máu như bệnh bạch cầu, đa u tủy xương, phương pháp cấy ghép tế bào gốc có tác dụng chống lại ung bướu. Điều này xảy ra khi tế bào bạch cầu từ mô ghép (tế bào gốc của người hiến tặng) có khả năng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Khi đó, hiệu quả “dọn dẹp” tế bào ung bướu được tăng cường khi tiến hành điều trị ung thư bằng tế bào gốc.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ung thư máu phổ biến

2. Có mấy loại cấy ghép tế bào gốc?

Cấy ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư được chia làm ba loại chính:

Cấy ghép tế bào gốc tự thân

Điều trị ung thư bằng tế bào gốc tự thân có nghĩa là nguồn tế bào gốc được lấy từ chính cơ thể của người bệnh. Trước khi điều trị hóa xạ trị ung thư, các tế bào gốc được lấy từ máu hoặc tủy xương của bệnh nhân và đem đi đông lạnh. Sau khi điều trị, các tế bào gốc này sẽ được rã đông và truyền lại vào cơ thể của người bệnh. 

Do tế bào gốc tạo máu của chính cơ thể được tách ra và truyền lại nên bệnh nhân hạn chế được hiện tượng thải ghép. Tuy nhiên thách thức lớn nhất của phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân là yêu cầu tách được các tế bào ung thư tồn tại trong nguồn tủy trữ lạnh. Quá trình loại bỏ các tế bào ung bướu này có thể vô tình tiêu diệt cả các tế bào gốc khỏe mạnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể. Trong trường hợp không loại trừ được hết các tế bào ác tính, chúng có thể xâm nhập cơ thể lần nữa, gây tái phát ung bướu sau điều trị. 

Cấy ghép tế bào gốc đồng loại

Dòng tế bào gốc này không phải của người bệnh mà từ nguồn người hiến tặng. Người cho thường là những thành viên trong gia đình, có cùng huyết thống. Ưu điểm của hình thức ghép tủy này là các tế bào gốc khỏe mạnh hoàn toàn sẽ được truyền vào cơ thể, xây dựng một hệ miễn dịch mới giúp tiêu diệt tốt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Tuy nhiên các tế bào gốc này cũng được coi là một tế bào “lạ” đối với cơ thể, khi đó bệnh nhân có thể gặp một số nguy cơ sau:

  • Các tế bào gốc có thể bị phá hủy trước khi chúng ổn định tại tủy xương do sự tấn công của hệ miễn dịch.
  • Hiện tượng kháng ghép: các tế bào miễn dịch mới được tạo thành từ các tế bào gốc này có thể tấn công cơ thể người bệnh (do không tương thích với cơ thể).
  • Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng sau điều trị ung thư bằng tế bào gốc đồng loại. 

Cấy ghép tế bào gốc cùng hệ

Đây là loại cấy ghép tế bào gốc mà nguồn hiến tặng là anh, chị em sinh đôi hay sinh ba của bệnh nhân. Đối với dạng cấy ghép này, bệnh nhân sẽ không gặp phải hiện tượng kháng ghép và đảm bảo các tế bào máu mới được tạo ra khỏe mạnh hoàn toàn. Cấy ghép tế bào gốc cùng hệ giúp phục hồi tốt chức năng tạo máu cho người bệnh nhưng ít có ý nghĩa trong tiêu diệt ung bướu trong cơ thể. 

Tế bào gốc có thể lấy từ chính người bệnh hoặc người thân trong gia đình

3. Những hạn chế của phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể điều trị bằng phương pháp tế bào gốc. Mặc dù các tế bào miễn dịch mới có khả năng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể, tuy nhiên điều này chưa đủ cấy ghép tế bào gốc trở thành liệu pháp điều trị ung thư chính. Do đó, ứng dụng chủ yếu của phương pháp này là bổ trợ cho hóa trị và xạ trị ung bướu nhằm khắc phục tình trạng suy tủy sau điều trị. 

Trong nhiều trường hợp, điều trị ung thư bằng tế bào gốc là cách duy nhất phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng không mong muốn cho cơ thể:

  • Cấy ghép tế bào gốc có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng, chảy máu cho cơ thể người bệnh.
  • Nếu bạn cấy ghép đồng loại, các tế bào gốc không thực sự tương thích thì khi đó các tế bào này trở thành tác nhân gây hại cho cơ thể. Chúng có thể tấn công chính các tế bào lành và gây ra tổn thương da, gan, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Để ngăn chặn hiện tượng kháng ghép này, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Kỹ thuật lấy tế bào gốc của bệnh nhân hay người hiến tặng không hề đơn giản nên chỉ được thực hiện ở một số bệnh viện lớn, có trang thiết bị tiên tiến và chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mặt khác đây cũng là phương pháp tốn kém, không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả. Chính vì vậy phương pháp này ít phổ biến trong chữa bệnh nói chung và điều trị ung thư nói riêng. 

Điều trị ung thư bằng tế bào gốc đang ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hơn trong chữa bệnh. Tuy nhiên phương pháp chữa ung bướu chủ yếu nhất hiện nay là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, thuốc đích và miễn dịch. Để tìm hiểu thêm thông tin về cách điều trị ung thư hiệu quả, xin vui lòng liên hệ 0936.057.556 để gặp chuyên gia tư vấn.



source https://bccpharma.com.vn/co-the-dieu-tri-ung-thu-bang-te-bao-goc-hay-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn? 1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng? Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Do thay đổi chế độ ăn uống Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Táo bón kéo dài Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm

Có nên hóa trị ung thư thực quản hay không?

Hóa trị ung thư thực quản là phương pháp phổ biến trong chữa bệnh cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển. Tuy nhiên hóa chất có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy có nên hóa trị ung thư thực quản hay không và xử lý các tác dụng phụ này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này. Hóa trị ung thư thực quản giúp kiểm soát bệnh hiệu quả Khi nào cần hóa trị ung thư thực quản ? Các tế bào ác tính sẽ được hình thành từ lớp bên trong sau đó phát triển sang những lớp khác của thực quản. Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm thì ung thư thực quản có thể xâm lấn các tổ chức lân cận và các cơ quan khác của cơ thể. Trong trường hợp ung thư thực quản đã di căn, việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn và gây nguy hiểm cho người bệnh. Khi ung thư thực quản còn khu trú, việc loại bỏ các tế bào ác tính có thể thực hiện bằng phẫu thuật hoặc chiếu xạ. Tuy nhiên khi khối u đã có hiện tượng di căn sang nhiều cơ quan khác, hóa trị là phương pháp thường được