Chuyển đến nội dung chính

Chấm chứng biếng ăn ở trẻ không dùng thuốc

Nỗi sợ của rất nhiều cha mẹ gặp phải là khi con biếng ăn. Chứng biếng ăn ở trẻ kéo dài có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bé như: chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng,…Vậy làm sao để khắc phục được chứng biếng ăn ở trẻ?

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn ở trẻ là chứng rối loạn dinh dưỡng, trẻ sẽ có biểu hiện như: ăn ít hơn ½ khẩu phần theo tuổi, bữa ăn phải kéo dài hơn 30 phút. Trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu nuốt. Khi thấy bữa ăn, trẻ tỏ ra sợ hãi, gào thét, muốn chạy trốn, Cc phản ứng nôn ọe. Kèm theo đó là trong vòng 3 tháng liên tục trẻ không lên cân.

bieng-an-o-tre

Trốn chạy khi thấy đồ ăn là biểu hiện của chứng biếng ăn ở trẻ

Khi nhận diện được trẻ đang có biểu hiện biếng ăn, cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến là biếng ăn tâm lý. Do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ, luôn khiến trẻ có cảm giác bị ép buộc như: ép phải ăn nhiều, ép phải ăn nhanh ,không khí bữa ăn căng thẳng do cha mẹ quát mắng trẻ, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa….

Nguyên nhân thứ hai cũng hay gặp phải là do sai lầm trong chế biến thức ăn. Cha mẹ cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây cho trẻ cảm giác chán ngán, hoặc chế biến món ăn không hợp khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn uống thiếu cân bằng và dinh dưỡng, chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn bã. Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2-3 tuổi khiến trẻ vừa biếng ăn vừa mất phản xạ nhai,…

Nguyên nhân thứ ba là biếng ăn do bệnh lý. Khi tình trạng của con kéo dài liên tục, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định các bệnh lý khiến trẻ biếng ăn: Suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán). Các bệnh như tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn….

Và nguyên nhân cuối cùng là biếng ăn sinh lý. Cha mẹ cần chú ý đến các giai đoạn vận động, mọc răng,…vì những giai đoạn này cơ thể bé có sự thay đổi cũng khiến trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ gây ra hậu quả gì?

Không nên chủ quan với chứng biếng ăn ở trẻ. Vì biếng ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ

Biếng ăn khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thể trạng thấp còi, da xanh, không đạt được các chỉ số phát triển chuẩn trong giai đoạn phát triển. Do lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể thấp hơn so với nhu cầu, nên một số trẻ có biểu hiện rối loạn tăng trưởng. Chỉ cần thiếu 1 lượng dưỡng chất nhỏ cũng để lại hậu quả nghiêm trọng như: Thiếu vitamin D khiến trẻ còi xương, thiếu vitamin A khiến trẻ khô mắt, khô giác mạc có nguy cơ mù lòa, thiếu máu do thiếu sắt,…

Không chỉ thể trạng mà biếng ăn còn khiến trí não trẻ chậm phát triển. Trẻ gặp nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ như protein, omega 3, omega 6, DHA, Taurin, sắt, chất béo,….Ngoài ra, khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất còn khiến đề kháng của trẻ bị suy giảm. Trẻ dễ bị virus, vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh. Dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp: viêm mũi họng, viêm đường hô hấp,…Trẻ biếng ăn thường có EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, cáu gắt, khó hòa nhập.l Lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học hành kém, mất tập trung và khó thành đạt.

bieng-an-o-tre-2

Biếng ăn ở trẻ gây suy dinh dưỡng

Chấm dứt chứng biếng ăn ở trẻ như thế nào?

Cha mẹ cần tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Hãy tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích. Chỉ cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, cha mẹ đừng cố ép mà hãy thử vào khi khác. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều. Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều cũng là cách để trẻ tự tin và thích thú hơn với việc ăn.

bieng-an-o-tre-3

Cha mẹ cũng cần trang trí, chuẩn bị món ăn thật đẹp mắt, hấp dẫn. Ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau sẽ giúp trẻ hứng thú khi ăn. Không nên cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Nên quy định bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút. Thay vì đút cho bé ăn, cha mẹ cũng nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn để có cảm giác hứng thú.

Trong thời gian trẻ phải điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cha mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như Magie, kẽm,…cho trẻ. Đặc biệt là không nên lạm dụng kháng sinh, chỉ dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Quá trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng cần có biện pháp giúp trẻ giảm đau. Thông thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng, luôn cho đó là điều bình thường. Nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.



source https://bccpharma.com.vn/cham-chung-bieng-an-o-tre-khong-dung-thuoc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.  Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.  Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có th

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn