Chuyển đến nội dung chính

Phòng tránh viêm V.A ở trẻ em

Viêm V.A là bệnh lý về tai mũi họng hay gặp ở trẻ em trong khoảng 1 – 5 tuổi. Bệnh nếu không được điều trị đúng hoặc không điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang dạng mãn tính và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần chú ý phòng tránh để hạn chế tình trạng trẻ mắc viêm V.A thường xuyên

Nguyên nhân gây viêm V.A ở trẻ em

V.A và vai trò của chúng với cơ thể

V.a là một từ viết tắt có nguồn gốc từ 2 từ tiếng Pháp là “Végétations Adénoides”. V.A là một tổ chức tế bào lympho quanh vùng họng, tạo nên một vòng bảo vệ đường hô hấp khép kín gọi là vòng Waldeyer. Vòng Waldeyer bao gồm các khối hạnh nhân gọi là amidan như: amidan khẩu cái (có khối lượng to nhất), amidan ở loa vòi tai, amidan đáy lưỡi và cuối cùng là amidan ở trần vòm mũi họng hay còn được gọi là khối VA. Trẻ sinh ra đã có khối V.A và khi chưa bị viêm thì chúng có kích thước nhỏ, rất mỏng và xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài. Với kích thước này đường thở của trẻ hoàn toàn được đảm bảo bình thường.

viem-va-o-tre-em-2

V.A phát triển nhanh và tăng nhanh về khối lượng kể từ khi trẻ 2 tuổi, bắt đầu teo dần khi trẻ hơn 7 tuổi. V.A biến mất gần như hoàn toàn khi trẻ vào độ tuổi dậy thì.

V.A có vai trò nhận diện vi khuẩn xâm nhập để tạo ra kháng thể và tiêu diệt chúng. Nguồn không khí khi vào mũi đi ngang qua V.A trước khi vào phối sẽ được V.A nhận diện vi khuẩn gây hại và tạo ra kháng thể. Các kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, tự động vô hiệu hóa và tiêu diệt vi khuẩn.

Nguyên nhân gây viêm V.A ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm V.A ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết:

  • Do virus và vi khuẩn có sẵn trong mũi họng, khi có cơ hội chúng trở thành những tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm vi khuẩn.
  • Trẻ bị nhiễm lạnh hoặc cha mẹ cho con ăn uống đồ quá lạnh.
  • Sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho gà, sởi, cúm,…trẻ cũng có thể bị viêm V.A
  • Do môi trường sống bị ô nhiễm bởi khói bụi, khói thuốc lá,…

Dấu hiệu viêm V.A ở trẻ em

viem-va-o-tre-em-2

Trẻ sơ sinh đột ngột sốt cao 40 – 41 độ C kèm co giật, co thắt thanh môn. Trẻ bị ngạt mũi hoặc có thể ngạt mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng, nhịp thở nhanh, không đều. Trẻ bỏ ăn bỏ bú.

Ngoài ra ở trẻ lớn hơn khi bắt đầu sốt sẽ kèm co thắt thanh quản, đau tai. Trong trường hợp xảy ra phản ứng màng não sẽ diễn biến nhẹ hơn ở trẻ sơ sinh. Trẻ không bị ngạt mũi hoàn toàn, có ngủ ngáy, tiếng nói có giọng mũi kín.

Phòng bệnh viêm V.A ở trẻ em tránh biến chứng nguy hiểm

Viêm V.A khi không được điều trị đúng và triệt để sẽ chuyển sang mãn tính kéo theo một số biến chứng như:

  • Gây viêm xoang, viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phế quản
  • Gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng màng nhĩ, giảm thị lực
  • Trẻ có thể bị phát triển bộ mặt sùi vòm hay bộ mặt V.A do trẻ phải thở bằng miệng, mũi ít được sử dụng. Sau nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn (vẩu).
  • Thể chất và tinh thần của trẻ phát triển chậm hơn, kém hoạt bát, ít chịu chơi, học tập kém, nghe kém.
  • Trẻ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, hay nghiến răng, giật mình khi ngủ và có thể bị đái dầm.

viem-va-o-tre-em-3

Chính vì vậy cha mẹ cần chú ý phòng tránh cho con bằng cách thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng, miêng cho trẻ. Vệ sinh cả môi trường sống xung quanh, hạn chế trẻ tiếp xúc với khói bụi, ẩm ướt. Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, thời điểm giao mùa, hạn chế đổ mồ hôi để tránh nhiễm lạnh. Không cho trẻ uống nước lạnh và ăn các thực phẩm lạnh. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xác định có phải viêm V.A ở trẻ em hay không. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và dứt điểm. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, vì dù là bệnh lý không nguy hiểm cũng có thể xảy ra nhiều biến chứng do chữa sai cách.



source https://bccpharma.com.vn/phong-tranh-viem-v-a-o-tre-em/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Top 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai an toàn nhất

Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.  Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng Phương pháp chẩn đoán ung thư trong thai kỳ Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.  Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có th

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn