Chuyển đến nội dung chính

4 nguyên nhân gây bệnh biếng ăn ở trẻ em và cách giúp cha mẹ khắc phục

Con quấy khóc la hét mỗi khi tới bữa ăn, cha mẹ phải vật lộn hàng tiếng đồng hồ chỉ để “ép” con ăn thêm một chút… Đây là tình trạng bất kì phụ huynh nào cũng gặp phải khi con chán ăn, biếng ăn. Vậy liệu cha mẹ đã biết đâu là nguyên nhân gây ra bệnh biếng ăn ở trẻ em và cách khắc phục hiệu quả? 

1. Bệnh biếng ăn ở trẻ em là gì?

Bệnh biếng ăn ở trẻ em là tình trạng trẻ mất hoặc giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến việc giảm lượng thức ăn được thu nạp vào cơ thể. Biếng ăn có nhiều mức độ: Trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn. 

Bệnh biếng ăn ở trẻ là “nỗi ám ảnh” của nhiều bậc cha mẹ

Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể gây nhiều hậu quả như: trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Đặc biệt, việc thiếu dinh dưỡng còn khiến suy giảm sức đề kháng, khiến bé dễ mắc bệnh và càng làm tình trạng biếng ăn trở nên trầm trọng hơn.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh biếng ăn ở trẻ em

Bệnh biếng ăn ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển, sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn để có giải pháp khắc phục kịp thời. 

Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như:

Thay đổi sinh lý khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh biếng ăn ở trẻ em là thay đổi sinh lý của trẻ trong các giai đoạn phát triển như: biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng… Những thay đổi này thường khiến cơ thể trẻ khó chịu nên trẻ thường biếng ăn trong ngắn hạn. Khi cơ thể trẻ ổn định trở lại, trẻ sẽ ăn uống bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng. 

Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Trẻ mắc các bệnh như viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp, sốt… sẽ thường biếng ăn. Bởi lúc này cơ thể trẻ mệt mỏi và tiêu hao nhiều vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh và thuốc điều trị kéo dài có thể khiến trẻ giảm vị giác, ăn không ngon miệng và chán ăn. Vì vậy nếu trẻ chán ăn kèm theo mệt mỏi, sụt cân, mẹ cần phải đưa trẻ đi khám để xác định đúng nguyên nhân để điều trị.

Khi trẻ bị ốm sốt có thể dẫn tới biếng ăn

Chế độ ăn mất cân đối

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn uống và hấp thu của trẻ. Khẩu phần ăn quá nhiều đạm, chất béo, ít chất xơ sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và dẫn tới tình trạng chán ăn.

Ngoài ra, thực đơn ăn quá nghèo nàn, mất cân đối giữa các nhóm chất còn khiến cơ thể trẻ thiếu các vitamin và vi chất thiết yếu như: kém, sắt, lysine… và khiến trẻ mất đi cảm giác ngon miệng. Do đó, cha mẹ cần cân đối một thực đơn ăn uống đủ chất và cân đối các nhóm chất để kích thích trẻ ăn uống. 

Thói quen xấu từ phụ huynh

Một nguyên nhân khác gây ra bệnh biếng ăn ở trẻ em mà ít ai để ý chính là thói quen xấu từ các bậc phụ huynh. Việc ép trẻ ăn bằng cách quát mắng, đánh trẻ, buộc trẻ phải ăn nhiều hơn nhu cầu của trẻ khiến trẻ ngậm thức ăn, nôn mửa. Về lâu dài trẻ hình thành tâm lý sợ ăn và dẫn tới biếng ăn.

Lại có nhiều phụ huynh khi cho trẻ ăn thường cho xem tivi, điện thoại hoặc “ăn rong” khiến trẻ không tập trung ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng và trẻ không thể ăn được nhiều. 

Việc cho trẻ xem điện thoại khi ăn khiến trẻ mất tập trung và dẫn tới biếng ăn

Thói quen cho trẻ ăn không theo giờ giấc cố định, cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước giờ ăn khiến trẻ không cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong bữa chính. 

Nếu phụ huynh nào nhìn thấy mình ở trong những tình huống này thì nên điều chỉnh lại thói quen cho con ăn hợp lý và khoa học hơn để khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ.

Xem thêm: Mẹ cần bổ sung thực phẩm nào để tăng đề kháng cho trẻ?

3. Cách “xóa sổ” bệnh biếng ăn ở trẻ em

Để “xóa sổ” bệnh biếng ăn ở trẻ em, cha mẹ cần: 

Cân đối khẩu phần ăn: Thiết lập khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ, cân bằng 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng nên thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau và thay đổi cách chế biến để tránh sự nhàm chán. 

Tạo sự thích thú cho trẻ: Cha mẹ hãy từ bỏ việc ép con ăn. Hãy tôn trọng sở thích của con bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích. Trang trí món ăn thật đẹp mắt, nhiều màu sắc và nhiều hình thù khác nhau sẽ giúp trẻ hứng thú với bữa ăn hơn.

Tạo hứng thú cho bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Để khắc phục bệnh biếng ăn ở trẻ em phụ huynh cần tránh cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn. Mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng. Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, chơi game hay đi rong.

Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ: Cha mẹ nên tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái khi trẻ ăn và sẵn sàng khen trẻ. Không nên bắt ép trẻ ăn, không quát mắng, dọa đánh khi trẻ. Và hãy dừng bữa ăn nếu trẻ không muốn ăn thêm. 

Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ em nhờ Siro GlucanKid

Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon là xu hướng được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn và mang lại hiệu quả tốt. Siro GlucanKid beta glucan 1,3/1,6, vitamin C, lysin và kẽm… giúp tăng cường miễn dịch vượt trội, giảm ốm vặt. Đặc biệt, thành phần Lysin trong sản phẩm giúp khắc phục bệnh biếng ăn ở trẻ em, chán ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng tự nhiên và tăng hấp thu.  

Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 0936.057.556 để được hỗ trợ 24/7.



source https://bccpharma.com.vn/4-nguyen-nhan-gay-benh-bieng-an-o-tre-em/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn? 1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng? Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Do thay đổi chế độ ăn uống Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Táo bón kéo dài Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm