Chuyển đến nội dung chính

Dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị ung thư máu phổ biến hiện nay

Ung thư máu là bệnh ác tính khởi phát từ tủy xương, khi các tế bào máu phát triển bất thường, chèn ép và ức chế hoạt động của các tế bào khỏe mạnh. Đây là bệnh lý nguy hiểm và đe dọa tính mạng của hơn 300.000 người mỗi năm. Nhận biết sớm bệnh giúp khả năng điều trị ung thư máu cao hơn, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh tốt hơn. 

Ung thư máu là bệnh tăng sinh bất thường tế bào máu trong cơ thể

I. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư máu

Phân loại chính xác bệnh lý giúp điều trị ung thư máu hiệu quả nhất. Hiện nay,bệnh ung thư máu được chia làm 3 nhóm bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch lympho và bệnh đa u tủy xương với các triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. Hầu hết các triệu chứng của ung thư máu thường xuất hiện muộn, gây khó khăn trong chẩn đoán sớm và can thiệp điều trị kịp thời. 

Dấu hiệu bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu (bệnh Leukemia) có biểu hiện tăng sản sinh các dòng tế bào bạch cầu mất chức năng. Các tế bào ác tính này không còn khả năng bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng. Mặt khác, chúng có thể gây chèn ép hồng cầu, tiểu cầu và các bạch cầu khỏe mạnh, dẫn tới nhiều biến chứng cho cơ thể. 

  • Thiếu máu: Triệu chứng này xảy ra khi cơ thể không đủ sản sinh hồng cầu, giảm hoạt động vận chuyển oxy cho các tế bào. Dấu hiệu của tình trạng thiếu máu bao gồm: da xanh xao, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi thường xuyên… 
  • Rối loạn đông máu: Các tế bào bạch cầu ác tính được sản xuất ồ ạt, gây ức chế tủy xương, giảm sản sinh tiểu cầu. Khi đó số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi bị suy giảm, gây rối loạn quá trình đông máu trong cơ thể, biểu hiện ở tình trạng dễ chảy máu cam, xuất huyết dưới da, các bầm tím bất thường, kinh nguyệt ra nhiều.  
  • Giảm hoạt động miễn dịch: Bạch cầu được sản xuất với số lượng lớn nhưng không đảm nhiệm chức năng miễn dịch. Điều này dẫn đến hệ thống bảo vệ của cơ thể bị suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Dấu hiệu điển hình của suy giảm miễn dịch do bệnh bạch cầu là cơ thể ốm yếu, thường xuyên nhiễm trùng, hạch bạch huyết và gan, lách sưng to. 

Dấu hiệu ung thư hạch lymphoma

Lymphoma hay bệnh ung thư hạch bạch huyết hình thành do sự nhân lên mất kiểm soát của các tế bào lympho trong cơ thể. Khi đó ung thư hạch trực tiếp gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm đáp ứng chống lại mầm bệnh xâm nhập. Ung thư hạch lympho gồm 2 loại chính: u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. 

Triệu chứng nhận biết phổ biến của bệnh Lymphoma là sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng và có thể dễ dàng sờ thấy được. Các hạch bạch huyết sâu hơn bị nhiễm trùng có thể sưng to, chèn ép các cơ quan gây khó thở hoặc đau ngực, bụng, xương…Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng lách to khiến khó tiêu, đầy hơi, tức bụng tuy nhiên triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua. 

Dấu hiệu bệnh đa u tủy xương

Bệnh đa u tủy xương là bệnh ác tính hiếm gặp hơn trong ung thư máu, chiếm khoảng 18% các trường hợp. Bệnh này có liên quan đến tăng sản xuất các tế bào plasma, gây ức chế tủy xương, giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm:

  • Đau xương: Người bệnh thường thấy đau ở lưng, xương sườn với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân là các tế bào ung thư có thể giải phóng các chất gây ức chế xương, tăng hủy xương khiến chúng trở nên mỏng, dễ gãy. Mặc khác, cột sống bị tổn thương gây tăng áp lực lên dây thần kinh, gây tăng cảm giác đau, ngứa, khó chịu. 
  • Tăng canxi máu: Bệnh nhân đa u tủy xương có biểu hiện tăng canxi máu, gây chán ăn, buồn nôn, táo bón, đi tiểu nhiều,…

II. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư máu

Bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu, điều này tùy thuộc vào loại bệnh ung thư, giai đoạn tiến triển của bệnh và hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư máu như thế nào. 

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: là bệnh phổ biến với tỷ lệ ác tính cao. Nếu phát hiện sớm bệnh và điều trị can thiệp kịp thời thì khoảng 20-40% bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ thêm ít nhất 5 năm. 

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu có đáp ứng điều trị tốt hơn, giúp kéo dài tuổi thọ trung bình khoảng 8 năm. Nhưng tiên lượng sống của bệnh nhân giảm đi còn 5,5 năm nếu bệnh ở giai đoạn II, III và chỉ khoảng 4 năm khi bệnh bước sang giai đoạn cuối. 

Bệnh ung thư lympho cấp tính: trẻ em là đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất. Nếu trẻ được phát hiện bệnh sớm và đáp ứng điều trị tốt thì khả năng chữa khỏi ung thư là 80%. Tuy nhiên, đây là bệnh ác tính tiến triển nhanh chóng, nếu không can thiệp kịp thời thì nguy cơ tử vong cao.

Bệnh ung thư lympho mạn tính: tiên lượng sống tốt hơn đối tượng bệnh ung thư máu khác, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ lên 10-20 năm nếu điều trị hiệu quả. Trong trường hợp bệnh ung thư có liên quan đến tế bào lympho T thì tiên lượng thường xấu. 

III. Điều trị ung thư máu bằng phương pháp nào?

Phương pháp điều trị ung thư máu thường phụ thuộc nhiều vào từng loại ung thư, các biến chứng bệnh nhân đang gặp phải và tình trạng sức khỏe có thể đáp ứng được với trị liệu. Hiện nay, các phương pháp phổ biến được dùng trong điều trị ung thư máu là hóa trị, xạ trị, liệu pháp sinh học hoặc cấy tế bào gốc/ghép tủy. Trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể phối hợp 2 hoặc nhiều phương pháp trị liệu nằm tăng hiệu quả tiêu diệt ung bướu. 

Ghép tế bào gốc có thể được dùng trong điều trị ung thư máu

  • Hóa trị: được đưa vào cơ thể bằng thuốc uống, thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào dịch não tủy. Các hóa chất có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư máu trong cơ thể, ngăn chặn bệnh tiến triển. Các hóa chất có thể tác động đến các tế bào lành khác gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, sau mỗi đợt hóa trị, bệnh nhân cần thời gian để phục hồi thể trạng, cải thiện sức khỏe. 
  • Xạ trị: là phương pháp dùng chùm tia năng lượng cao, phá hủy tế bào ung bướu. Xạ trị có thể dùng với mục đích tiêu diệt ung thư hoặc giảm chèn ép, giảm đau cho bệnh nhân. 
  • Phương pháp sinh học: có bản chất là các kháng thể đơn dòng được truyền vào máu, làm tăng cường hoạt động chống ung bướu tự nhiên của cơ thể. 
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: dùng thuốc hướng đích tế bào ung thư máu và tiêu diệt chúng.
  • Thay tủy/cấy tế bào gốc: Người bệnh được cấy những tế bào gốc tạo máu (của chính bệnh nhân hoặc của người trong gia đình) vào cơ thể, nhằm thay thế những tế bào bị hủy diệt, phục hồi chức năng sản xuất các tế bào máu cho người bệnh.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho người ung thư máu

IV. Kết luận

Ung thư máu là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến nhanh, khó lường trước và thường gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu thích hợp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh nhân. Trong đó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là yếu tố quan trọng giúp tăng cường hiệu quả tiêu diệt ung thư và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Để được chuyên gia hàng đầu tư vấn về phương pháp điều trị ung thư tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline 0936.057.556



source https://bccpharma.com.vn/dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-ung-thu-mau/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn? 1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng? Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Do thay đổi chế độ ăn uống Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Táo bón kéo dài Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm