Chuyển đến nội dung chính

Điều trị ung thư amidan bằng cách nào? Bệnh có chữa được không?

Bệnh nhân ung thư amidan giai đoạn cuối thường có tiên lượng xấu, đáp ứng kém với điều trị. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm ung thư cùng chữa trị tích cực thì người bệnh có thể sống khỏe mạnh nhiều năm sau đó. Vậy ung thư amidan có chữa được không và phương pháp nào điều trị ung thư amidan tốt nhất, câu trả lời có trong bài viết dưới đây. 

Ung thư amidan – bệnh ác tính phổ biến vùng Tai – Mũi – Họng

1. Nguyên nhân gây ra ung thư amidan

Ung thư amidan là một trong số những bệnh ác tính phổ biến vùng Tai – Mũi – Họng ở Việt Nam. Bệnh thường gặp chủ yếu ở độ tuổi 40-60 và nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân gây ra ung thư amidan đến nay vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra 5 yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh, cụ thể như sau: 

Di truyền: Nếu các thành viên trong gia đình có người mắc ung thư amidan thì khả năng bạn mắc bệnh này cao hơn các đối tượng khác. 

Thuốc lá: Khi khói thuốc lá xâm nhập vào cơ thể, các hóa chất độc hại trực tiếp làm tổn thương niêm mạc miệng, lưỡi, vòm họng…và gây ra nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư amidan. 

Rượu, bia và đồ uống có cồn: Tiêu thụ quá nhiều rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư amidan trên bạn. Các chất này gây kích ứng niêm mạc biểu hiện sưng viêm, nhiễm vi khuẩn, virus, lâu ngày dẫn đến hình thành ung bướu. Đặc biệt, nếu bạn nghiện thuốc lá kết hợp sử dụng rượu bia thường xuyên thì nguy cơ mắc ung thư amidan cao gấp 2 lần so với thông thường. 

Nhiễm virus HPV: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm virus HPV làm tăng nguy cơ ung thư vùng đầu cổ. Trong đó các chủng virus HPV tuýp 16, 18 là phổ biến nhất có liên quan đến ung thư amidan. 

Khoang miệng kém vệ sinh: Vùng miệng không được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tăng hoạt động, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, kể cả ung thư.

2. Ung thư amidan có mấy giai đoạn? Có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào kích thước khối u và mức độ tổn thương do khối u mà ung thư amidan được chia thành 4 giai đoạn. Và căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư amidan thích hợp nhất. 

Giai đoạn 1: khối u kích thước nhỏ, dưới 2 cm và chưa có biểu hiện di căn. Bệnh nhân ung thư amidan ở giai đoạn này có tiên lượng sống tốt do đáp ứng tốt với điều trị.

Giai đoạn 2: kích thước khối u khoảng từ 2-4cm, giới hạn trong khu vực amidan và chưa di căn. Khi khối u chưa di căn, việc điều trị ung thư amidan có nhiều thuận lợi hơn và tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân là trên 84%.

Giai đoạn 3: khối u amidan lớn trên 4 cm và đã di căn tới ít nhất một hạch cổ cùng bên với khối u. Kích thước hạch bạch huyết không quá 3 cm. Khi khối u đã bắt đầu xâm lấn các hạch bạch huyết và các mô lân cận, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm còn 66%. 

Giai đoạn 4: khối u kích thước lớn, đã di căn tới các hạch bạch huyết và các cơ quan khác ngoài vị trí amidan. Bệnh nhân ung thư giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối thường có tiên lượng sống thấp với trung bình khoảng 39% có thể sống sót sau 5 năm. Nguyên nhân là do khối u phát triển lớn gây tổn thương đa tạng và kháng nhiều  phương pháp trị liệu. 

3. Phương pháp điều trị ung thư amidan

Để điều trị ung thư amidan, bác sĩ thường dùng đơn độc hoặc kết hợp các phương pháp trị liệu như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. 

Điều trị ung thư amidan bằng cách nào?

Phẫu thuật: 

Trong trường hợp khối u nhỏ, bác sĩ có thể thực hiện gây mê cục bộ và mổ laser cho bệnh nhân. Cách làm này cho hiệu quả điều trị tốt mà hạn chế được nhiều biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng. Tuy nhiên với khối u kích thước lớn hơn, phẫu thuật có thể sẽ phức tạp hơn và kéo dài hơn thông thường. Khi đó, bệnh nhân có thể cần phải cắt bỏ một phần vòm miệng, cuống lưỡi và tiến hành tái tạo lại tổ chức. 

Sau phẫu thuật ung thư amidan, người bệnh có thể gặp phải một số nguy cơ như nhiễm trùng, sưng tấy vị trí mổ. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân khó thở, hạn chế hô hấp phổi. Đối với tình trạng trên, bác sĩ cần can thiệp mở một lỗ thông từ khí quản, phần cuối cổ nhằm tăng thông khí, cải thiện nhanh triệu chứng khó thở. Đây là thủ thuật chỉ mang tính chất tạm thời cho đến khi vết mổ hết sưng tấy, nhằm duy trì hô hấp cho người bệnh.

Xạ trị, hóa trị: 

Phương pháp hóa trị hay xạ trị trong ung thư amidan thường ít có ý nghĩa điều trị triệt căn. Với xạ trị ung bướu, các chùm tia năng lượng cao được chiếu vào khối u, phá vỡ cấu trúc khối u nên làm giảm kích thước của chúng. Trong khi đó, các chất ung thư có thể được truyền hoặc uống vào cơ thể, hấp thu vào máu, đi khắp cơ quan và tiêu diệt tế bào ung bướu. Nhờ các đặc tính này mà xạ trị và hóa trị có thể được dùng trước phẫu thuật, giúp thu nhỏ khối u và dễ loại bỏ. 

Đối với bệnh nhân ung thư amidan giai đoạn đầu, việc loại bỏ khối u bằng phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên với những giai đoạn sau của bệnh, đặc biệt khi ung thư amidan đã di căn nhiều cơ quan thì hóa trị là liệu pháp cần thiết. Trong giai đoạn này thì phẫu thuật có thể vẫn được chỉ định, nhằm xử lý tối đa khối u, giảm chèn ép, khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Ngoài cách điều trị ung thư amidan truyền thống kể trên, một phương pháp mới đang ngày càng được quan tâm trong chữa bệnh đó là miễn dịch ung bướu. Trong đó, tiêu biểu là liệu pháp miễn dịch từ tự nhiên với hoạt chất beta glucan, mở ra “cách mạng mới” trong hỗ trợ phòng chống ung bướu cho người Việt. Bản chất của phương pháp miễn dịch ung thư với beta glucan chính là hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được hoạt hóa, tăng cường hoạt động, từ đó đẩy mạnh quá trình tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả. 

Xem thêm: Điều trị ung thư bằng phương pháp miễn dịch hiệu quả như thế nào?

Điều trị ung thư amidan không phải việc đơn giản, nhất là khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Khi đó, việc phối hợp các phương pháp triệu liệu gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch là điều cần thiết trong kiểm soát ung thư và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.



source https://bccpharma.com.vn/dieu-tri-ung-thu-amidan-bang-cach-nao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn? 1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng? Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Do thay đổi chế độ ăn uống Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Táo bón kéo dài Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm