Chuyển đến nội dung chính

Khi nào nên có con sau khi điều trị ung thư?

Người mắc ung thư có thể mang thai và sinh con hay không? Đây là chính là niềm trăn trở của nhiều bệnh nhân khi đối mặt với ung bướu và các liệu pháp điều trị. Việc lập kế hoạch có con sau khi điều trị ung thư cần phụ thuộc vào loại ung bướu, phương pháp điều trị và thực trạng sức khỏe của người bệnh. 

Bệnh nhân ung thư có thể mang thai không?

Ảnh hưởng của phương pháp điều trị đến khả năng mang thai

Phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị là những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Các phương pháp này tấn công, tiêu diệt các tế bào ung bướu nhưng cũng tác động không nhỏ tới những tế bào lành khác của cơ thể. Nếu tác động tới cơ quan sinh dục thì khả năng có con sau khi điều trị ung thư của nam và cả nữ có thể bị ảnh hưởng. 

Phẫu thuật

Trong trường hợp ung thư ở cơ quan sinh dục, việc phẫu thuật khối u có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến việc sinh con sau này của bạn. Cụ thể, việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung trong điều trị ung thư có thể khiến bệnh nhân khó thụ thai, dễ sảy thai hoặc sinh sớm. 

Hóa trị

Hóa trị ung thư chủ yếu là thuốc gây độc tế bào. Theo các nghiên cứu, việc điều trị ung thư bằng thuốc Cytoxan (còn được gọi là cyclophosphamide) liều cao có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Mặt khác, những thuốc hóa trị liệu nhóm anthracycline như doxorubicin, daunorubicin hay epirubicin có thể làm tổn thương tế bào cơ tim của người bệnh. Khi mang thai hoặc khi chuyển dạ, tim cần làm việc nhiều hơn. Khi đó những tác nhân hóa trị liệu này có thể làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch của bạn. 

Xạ trị

Việc chiếu bức xạ tập trung vào khu vực ổ bụng, gần xương chậu có thể làm hỏng buồng trứng ở nữ giới, làm suy giảm số lượng hay chất lượng tinh trùng ở nam giới. Những thay tổn thương này có thể chỉ là tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn, dẫn đến việc có con sau khi điều trị ung thư gặp nhiều khó khăn. 

Xạ trị là một phương pháp thông dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm hẹp tử cung hoặc làm suy giảm nguồn cung cấp máu cho tử cung. Điều này có thể làm bệnh nhân khó mang thai và gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh sớm hoặc sinh con nhẹ cân. Khi đó, đối với những bệnh nhân trẻ tuổi và có mong muốn sinh con thì xạ trị không được khuyến khích sử dụng. 

Những nguy cơ có thể gặp phải khi có con sau khi điều trị ung thư

Khó có con

Các phương pháp điều trị ung thư có thể làm giảm ham muốn tình dục, giảm hoặc mất chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Do đó, nếu bạn có dự định mang thai hay sinh con trong những năm tới hãy nói với bác sĩ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Trong nhiều trường hợp, khối ung bướu có kích thước lớn và buộc bác sĩ phải phẫu thuật loại bỏ khối u và toàn bộ cơ quan sinh sản, khi đó bạn không thể mang thai và sinh con.

Bệnh nhân có thể khó mang thai sau điều trị ung bướu

Nguy cơ trẻ mắc ung thư

Đột biến gen gây ung thư có khả năng di truyền. Điều này khiến nhiều người bệnh lo lắng rằng con cái của họ có thể mắc ung thư. Một số loại bệnh ung thư có khả năng di truyền cao hơn các đối tượng khác, ví dụ như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, cổ tử cung có đột biến gen BRCA. Khi đó nếu mẹ mắc ung thư thì khả năng con mắc bệnh sẽ cao hơn những đối tượng khác. Do đó trước khi lập kế hoạch có con sau khi điều trị ung thư thì bạn nên hỏi ý kiến của chuyên khoa về khả năng di truyền gen ung thư cho con của bạn. 

Nguy cơ tái phát ung bướu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng sinh một số hormon trong thời kỳ mang thai có liên quan mật thiết đến sự phát triển các tế bào ung thư vú. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên đợi ít nhất 2 năm sau khi chữa khỏi ung thư trước khi lập kế hoạch mang thai. Trong quá trình mang thai, bạn có thể sẽ phải ngưng sử dụng một số thuốc như tamoxifen, imatinib, điều này có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư của bạn. 

Xem thêm: Người mắc ung thư cổ tử cung có thể mang thai không?

Thời điểm thích hợp cho mang thai sau khi điều trị ung thư

Thông thường, sau khi điều trị ung thư bạn hoàn toàn có thể mang thai hay sinh con. Tuy nhiên, để an toàn cho cả mẹ và thai nhi, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi lập kế hoạch mang thai. Tùy thuộc vào loại bệnh ung bướu, phương pháp can thiệp, tình trạng sức khỏe hoặc tuổi tác mà bạn có thể phải trì hoãn việc có con sau khi điều trị ung thư. 

Khi nào nên có con sau điều trị ung thư?

Theo khuyến cáo, phụ nữ không nên mang thai trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau khi hóa trị ung bướu. Nguyên nhân là do các thuốc hóa trị làm tiêu diệt các tế bào phân chia nhanh, làm hỏng các tế bào trứng, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai dị tật bẩm sinh. Do đó, sau quá trình hóa trị liệu, người phụ nữ cần thời gian để phục hồi thể trạng cũng như khả năng sản sinh trứng khỏe mạnh. Đông lạnh trứng hoặc tinh trùng là phương pháp phổ biến hiện nay nhằm bảo tồn được chức năng sinh sản của người bệnh trước tác động của trị liệu ung bướu. 

Hầu hết các phương pháp trị liệu ung bướu đều không tốt cho thai nhi. Do đó, bạn cần có phương pháp chủ động tránh thai trong quá trình điều trị ung bướu. Trong trường hợp bạn mang thai trong quá trình điều trị, hãy nói với bác sĩ để có phương pháp xử lý tốt nhất. Ngoài ra, để nhanh chóng phục hồi sau quá trình điều trị ung thư, bạn có thể tìm hiểu các liệu pháp từ tự nhiên với beta glucan như BG PLUS, giúp ngăn chặn khối u tái phát hiệu quả hơn, giúp bạn mang thai an toàn hơn. 

Người bệnh ung bướu có thể gặp nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu mang thai hoặc sinh nở. Do đó, nếu bạn muốn có con sau khi điều trị ung thư, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn trong việc chăm sóc sức khỏe và kiểm soát tốt nguy cơ không mong muốn.



source https://bccpharma.com.vn/khi-nao-nen-co-con-sau-khi-dieu-tri-ung-thu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn? 1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng? Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Do thay đổi chế độ ăn uống Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Táo bón kéo dài Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm