Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc đích

Thuốc đích hay liệu pháp nhắm trúng đích là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay, bên cạnh phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch. Điều trị ung thư bằng thuốc đích thường được sử dụng khi khối u ở giai đoạn tiến triển, đã có di căn nhiều cơ quan. Vậy thuốc đích là gì và thuốc đích hoạt động chống ung thư như thế nào, bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ điều này.

Thuốc nhắm trúng đích giúp ức chế sự phát triển của khối u

1. Thuốc đích là gì?

Thuốc đích hoạt động theo cách tấn công vào gen và thụ thể protein chuyên biệt, từ đó tiêu diệt tế bào ác tính, ngăn chặn ung thư phát triển và di căn. Các đích gen và protein này có thể tìm thấy trên bề mặt của tế bào ung thư hoặc các tế bào có liên quan trực tiếp đến sự phát triển khối u. Do đó, thuốc đích sẽ tác động chủ yếu lên tế bào ung bướu mà ít gây ảnh hưởng đến các tế bào lành của cơ thể. 

Điều trị ung thư bằng thuốc đích được chia làm 2 loại chính: thuốc phân tử nhỏ và các kháng thể đơn dòng. Các thuốc phân tử nhỏ có khả năng xuyên qua lớp màng ngoài, xâm nhập vào bên trong khối u và tấn công vào các thụ thể ở đây. Đa phần các thuốc phân tử nhỏ sử dụng bằng đường uống. Khác với các thuốc phân tử nhỏ, các kháng thể đơn dòng có kích thước lớn hơn nên không thể xuyên màng. Chúng nhắm tới các thụ thể nằm ngoài tế bào, một số có tác dụng đánh dấu tế bào ung thư, thuận tiện cho hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt.

2. Điều trị ung thư bằng thuốc đích có những loại nào? 

Điều trị ung thư bằng thuốc đích thường dựa trên các cơ chế sau: 

Liệu pháp hormon: tấn công vào các khối u phát triển phụ thuộc hormon. Liệu pháp hormon thường làm ức chế, giảm sản xuất hormon hoặc thay đổi hoạt động của hormon lên tế bào ung thư, từ đó ngăn không cho khối u phát triển. Phương pháp này thường được sử dụng trong điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. 

Ức chế quá trình truyền tin: Các chất ức chế quá trình truyền tin sẽ tấn công vào các phân tử tham gia dẫn truyền tín hiệu, ngăn cản các yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào, nhờ đó ức chế ung thư phát triển. 

Thúc đẩy “chết theo chương trình”: Quá trình Apoptosis hay “chết theo chương trình” là cơ chế loại bỏ các tế bào không cần thiết, các tế bào bất thường trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào ung thư thường có thể lẩn tránh quá trình này và phát triển mất kiểm soát. Khi đó các thuốc đích cảm ứng Apoptosis có tác dụng thúc đẩy cơ thể tiêu diệt và đào thải tế bào ung thư. 

Thuốc ức chế tăng sinh mạch máu: Các tế bào ung thư luôn có xu hướng tăng sinh mạch máu nuôi dưỡng, điều kiện để khối u tăng kích thước và lan rộng. Các phương pháp can thiệp vào quá trình hình thành mạch máu sẽ có vai trò ức chế sự phát triển của khối u. Một số liệu pháp nhắm trúng đích ức chế hoạt động của yếu tố tăng trưởng mạch máu (VEFG), ngăn không cho tế bào ung thư phát triển. 

Liệu pháp miễn dịch: Một số kháng thể đơn dòng gắn lên trên bề mặt tế bào ung thư làm tăng biểu hiện của chúng, dễ dàng cho hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt. Các dòng kháng thể đơn dòng khác có thể liên kết với một số tế bào miễn dịch nhất định làm tăng hoạt động kháng ung bướu, tăng hiệu quả điều trị ung bướu. 

Thuốc gây độc tế bào ung thư: các kháng thể đơn dòng liên kết với phân tử gây độc, làm chết tế bào ung thư khi gắn lên bề mặt của chúng.

Các kháng thể đơn dòng có thể nhận biết và tấn công tế bào ung thư

3. Các thuốc nhắm trúng đích nào được dùng trong điều trị ung thư

Để điều trị ung thư bằng thuốc đích thì trước tiên bác sĩ cần xác định được bệnh nhân có biểu hiện gen hay các protein đột biến hay không. Cho đến hiện tại, phương pháp này đã sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều loại bệnh ung bướu như ung thư phổi, bàng quang, não, vú, tử cung, trực tràng…

    • Ung thư bàng quang: Atezolizumab, Nivolumab, Pembrolizumab, Erdafitinib,…
    • Ung thư não: Bevacizumab, Everolimus, Bezut Ifan
    • Ung thư vú:  Everolimus, Tamoxifen, Trastuzumab, Fulvestrant, Anastrozole, Exemestane,…
    • Ung thư cổ tử cung: Bevacizumab, Pembrolizumab
    • Ung thư đại trực tràng: Cetuximab, Panitumumab, Bevacizumab, Regorafenib, Ramucirumab…
    • Ung thư thực quản: Trastuzumab, Ramucirumab, Pembrolizumab, Nivolumab…
    • Ung thư mô đệm đường tiêu hóa: Imatinib mesylate, Sunitinib, Regorafenib…
    • Ung thư thận: Bevacizumab, Sunitinib, Temsirolimus, Everolimus, Axitinib…
    • Ung thư bạch cầu: Tretinoin, Imatinib mesylate, Dasatinib, Alemtuzumab, Ofatumumab
    • Ung thư gan, túi mật: Regorafenib, Sorafenib, Pembrolizumab, Ramucirumab…
    • Ung thư phổi: Bevacizumab, Erlotinib, Erlotinib, Gefitinib, Afatinib dimaleate, Ramucirumab…
    • Lymphoma: Ibritumomab tiuxetan, Denileukin diftitox, Rituximab, Vorinostat…

4. Những hạn chế của phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc đích

Ưu điểm của các thuốc nhắm trúng đích là tác động trực tiếp các tế bào ung thư thông qua biểu hiện gen, protein tế bào. Điều này giúp tấn công tế bào ung thư mạnh mẽ hơn mà hạn chế được những tác dụng phụ lên các tế bào lành của cơ thể. Đây chính là điểm khác biệt so với phương pháp hóa trị truyền thống. Tuy nhiên, phương pháp nhắm trúng đích có những hạn chế nhất định:

  • Các tế bào ung thư có thể kháng lại thuốc đích thông qua 2 cơ chế: Một là, chúng tự biến đổi gen và thụ thể biểu hiện gen, giảm tương tác của thuốc đích với mục tiêu. Hai là, khối u tìm ra con đường mới để phát triển mà không phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu. 
  • Để hạn chế hiện tượng kháng thuốc, các thuốc đích thường được phối hợp với nhau hoặc kết hợp với hóa trị, xạ trị và miễn dịch. 
  • Thuốc đích thường khó bào chế và phát triển. 
  • Chi phí điều trị ung thư bằng thuốc đích thường cao hơn các phương pháp khác
  • Thuốc đích có thể có một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, tiêu chảy, chậm lành vết thương, chảy máu, viêm da, viêm gan, tăng men gan…

5. Phương pháp miễn dịch từ tự nhiên, tăng hiệu quả điều trị ung thư

Bên cạnh phương pháp nhắm trúng đích, miễn dịch ung thư đang được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong điều trị. Liệu pháp miễn dịch có vai trò tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, đẩy mạnh quá trình tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư cho cơ thể. Đặc biệt khi kết hợp điều trị ung thư bằng thuốc đích và miễn dịch, hiệu quả kiểm soát ung bướu, ngăn chặn ung thư phát triển được tăng cường. 

Xem thêm: Thực hư tác dụng beta glucan chống lại khối u mà nhiều người chưa biết

Phương pháp miễn dịch có công dụng tốt trong điều trị ung bướu. Một liệu pháp miễn dịch từ tự nhiên đang ngày càng được quan tâm đó chính là sản phẩm ISA, thành tựu khoa học Việt. Với sức mạnh của hoạt chất Beta 1,3/1,6-D-glucan, ISA có khả năng kích hoạt và tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhờ đó nâng cao khả năng tiêu diệt ung bướu.

ISA – Vũ khí miễn dịch tự thân cho người ung bướu

Sản phẩm ISA được khuyên dùng cho người ung thư, nhằm tăng hiệu quả các liệu pháp điều trị đồng thời làm giảm tác dụng không mong muốn do hóa trị, xạ trị. Nhờ miễn dịch khỏe mạnh với ISA mà người bệnh chống chịu tốt hơn với ung bướu, ngăn chặn bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ hiệu quả. 

Điều trị ung thư bằng thuốc đích là bước tiến mới trong nền y học khi nhắm tấn công chọn lọc lên tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này còn nhiều hạn chế khi ung thư có khả năng kháng thuốc và chi phí điều trị với thuốc đích thường cao. Khi đó phối hợp các thuốc đích hoặc kết hợp thuốc đích cùng phương pháp trị liệu khác giúp tăng cường hiệu quả điều trị ung bướu. 

 



source https://bccpharma.com.vn/tim-hieu-dieu-tri-ung-thu-bang-thuoc-dich/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc . Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đườn

Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

Sức đề kháng là chìa khóa quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước sự tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Bên cạnh áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất dinh dưỡng thì nhiều cha mẹ băn khoăn có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ có thực sự cần thiết hay không và thuốc nào tăng miễn dịch, bảo vệ trẻ tốt nhất. Tăng đề kháng giúp bé yêu khỏe mạnh toàn diện Tại sao tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ lại quan trọng? Cứ mỗi lần thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ lại dễ mắc các bệnh như sốt, ho, viêm phế quản, viêm phổi…do vi khuẩn, virus môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng ốm của trẻ cứ diễn ra thường xuyên khiến trẻ chán ăn, thể trạng suy yếu, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường xuyên ốm vặt, bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần là do sức đề kháng của trẻ yếu nên chưa đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh. Sức đề kháng được coi là hàng

Nhận biết các triệu chứng và cách xử lý viêm đại tràng ở bà bầu

Viêm đại tràng ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng… và ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý viêm đại tràng một cách an toàn? 1.Tại sao bà bầu dễ bị viêm đại tràng? Thai kì là giai đoạn nhạy cảm nhất của của người phụ nữ và rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến là bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng ở bà bầu có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Do thay đổi chế độ ăn uống Khi mang thai, đa số chị em phụ nữ sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu. Vì vậy, một số người thường bị nôn mửa, không thể ăn uống bình thường. Số khác lại có xu hướng thèm ăn các món ăn không lành mạnh như: đồ ăn quá chua, quá ngọt hoặc đồ ăn cay… Tình trạng này sẽ khiến rối loạn tiêu hóa và là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng. Táo bón kéo dài Giai đoạn thai kì thường khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón. Nguyên nhân thường đến từ các thực phẩm